Tôi không phải là tín đồ của Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo hay Hồi giáo để luôn bái vọng về thánh địa thiêng liêng, nơi khởi thủy của ba tôn giáo lớn này. Tôi càng không phải là người yêu nước cuồng tín để luôn tâm niệm câu chào cửa miệng: "Next year, in Jerusalem!" như quyết tâm phục quốc của người Do Thái. Tôi chỉ "Dreaming on Jerusalem" bởi vì nơi đó diễn ra điều tôi yêu, 12 mặt nạ cổ xưa chừng 9.000 năm tuổi đang được trưng bày lần đầu tiên trên mảnh đất nguồn cội thiêng liêng của chính nó, trong một triển lãm có tên: Face to Face: The Oldest Masks in the World - Mặt đối mặt: những chiếc mặt nạ cổ xưa nhất thế giới.
Tại bảo tàng Israel, mặt nạ được đặt trong những tủ kính thanh mảnh và ngang tầm mắt để người xem nhìn xuyên qua hốc mắt, tạo cảm giác như thể rằng họ đang đeo chiếc mặt nạ đó. Bằng cách này, người xem cảm nhận được và đối diện với những khuôn mặt cổ xưa trong không gian triển lãm cực kỳ tối giản.
|
Người xem được khuyến khích chụp hình chung với mặt nạ như thế này |
"Khi bạn quay trở lại thời điểm tuổi của những chiếc mặt nạ này, có nhiều điều gì đó trước cả những hệ thống tín ngưỡng đã tạo nên Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và sau đó là Hồi giáo, để cảm nhận có tồn tại một kiểu kết nối, rằng đây là một phần của một câu chuyện liên tục, là một cái gì đó khá ly kỳ", ông
James Snyder, giám đốc bảo tàng Israel nói (nguồn:
abc news). Phải chăng nhà tổ chức muốn gởi thông điệp về một cội nguồn chung xa xưa nhất mà tất cả phải đối mặt (face to face) trong một sự thật không thể chối cãi, trên mảnh đất có quá nhiều định kiến, ngộ nhận và phân ly này?
|
Vị trí phát hiện những chiếc mặt nạ, ảnh Ilan Ben Zion/Times of Israel |
"Điều quan trọng rằng đây không phải là người sống, đây là những linh hồn", Tiến sỹ Debby Hershman, người tổ chức cuộc triển lãm này nói vậy.
Dựa trên điểm tương đồng với hộp
sọ sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo cho tổ tiên được tìm thấy ở các thôn làng khác trong
cùng thời kỳ,
người ta cho rằng mặt nạ đã được sử dụng trong nghi lễ ma thuật và chữa bệnh (nguồn: dailymail.co.uk). Những mô hình ba chiều cho thấy hình dạng mặt nạ vừa khít với khuôn mặt người và những lỗ trên mặt nạ có thể đã được sử dụng để xỏ
dây, cho phép người ta đeo
hoặc thậm chí cột
tóc vào chúng. "Các hốc mắt cho một
tầm nhìn rộng,
khối lượng nặng vừa phải và
phù hợp với đường nét trên khuôn mặt của con người" Tiến sỹ Hershman trả lời cho
livescience.com.
Những mặt nạ có hình dạng rất giống đầu sọ có những nét riêng biệt và nhiều tuổi tác khác nhau, một số trẻ và số khác thì già. Chúing được cho là hình ảnh tổ tiên tôn kính của cư dân vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ (Fertile Crescent) ở thời đại đồ đá mới (Neolithic era)
Cộng đồng nông nghiệp rất cần củng cố liên kết xã hội để duy trì kết nối của họ với đất đai và những điều khác, vì vậy họ bắt đầu biểu diễn các nghi thức dưới dạng lễ nghi. Bằng cách tái tạo hình ảnh con người cho các mục đích phụng tự, các xã hội nông nghiệp đầu tiên của thời kỳ đồ đá mới cho thấy khả năng làm chủ thế giới tự nhiên và phản ánh sự hiểu biết ngày càng tăng của họ về bản chất của sự tồn tại (nguồn: dailymail.co.uk).
|
TS. Debby Hershman, trong phòng thí nghiệm của bảo tàng ( ảnh:
Ilan Ben Zion/Times of Israel ) |
"Mặt nạ bằng đá được chế tác ở một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của nền văn minh, khi cư dân vùng
Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ từ bỏ lối sống săn bắn hái lượm và trở thành nông dân". "
Khu vực Jerusalem là một trong những trung tâm chính của cuộc cách mạng nông nghiệp. Đó là cuộc cách mạng quan trọng nhất từng xảy ra". "Những người chế tác mặt nạ", cô nói, "thực sự là
những người sáng lập nền văn minh này" (nguồn:
abc.news)
|
Ông James Snyder, Giám đốc The Israel Museum, ( ảnh: Ilan Ben Zion/Times of Israel ) |
Cuộc triển lãm tại The Israel Museum là kết quả của cả một thập niên nghiên cứu về nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa của những tạo tác của Tiến sĩ Debby Hershman, sau một lần bà được xem hình chụp một chiếc mặt nạ tương tự. Các mặt nạ tới từ nhiều nơi khác nhau ở vùng sa mạc và vùng đồi Judean. Bảo tàng Israel sở hữu hai trong số đó - một được phát hiện trong cuộc khai quật của Israel, và một từ bộ sưu tập cá nhân của chính trị gia, tướng
Moshe Dayan; một người đam mê cổ vật; đã ký tên của mình trên mặt sau của mặt nạ. Các mặt nạ khác thuộc bộ sưu tập cá nhân của gia đình Judy và
Michael Steinhardt ở New York.
|
Tướng Moshe Dayan (phải) và Judy & Michael Steinhart (trái) |
"Những chiếc mặt nạ đại diện cho khuôn mặt gần như vĩnh cửu, chất đá của chúng mạnh mẽ và yên tĩnh" bà Judy Steinhart nhận xét trong catalog triển lãm."Michael và tôi đã sống với những mặt nạ trong 25 năm qua và chúng tôi thích trải qua những thời khắc yên tĩnh trong thư viện cùng nhau, xung quanh những tác phẩm gợi nhiều liên tưởng đó".
Tôi không biết người tiền sử lấy đâu ra công cụ để điêu khắc nên những chiếc mặt nạ tinh xảo đến vậy. Dường như khoảng cách 9.000 năm không hiện diện khi so sánh chúng với những mặt nạ của ngày hôm qua. Có lẽ cái chung nhất của chúng là bản chất tận cùng của bản năng không che đậy, những mặt nạ kiểu này có thể gọi là những mặt nạ bản năng chăng?
No comments:
Post a Comment