Sunday, 17 April 2016

Mah Meri - Kembar Mask



Sometimes big philosophies come from the little stories. A small work can represent the greatness of a major philosophy. Masks named Kembar of minority ethnic Mah Meri of Carey Island Malaysia is a special work can do that.

Kembar in the language of the Mah Meri means twin and has a soul (spirit) named Kembar of unique legendary treasure of this ethnic. Kembar spirit is described in the form of an asymmetric mask, a unique form of expression in the arts of masks making of Mah Meri people *.

Kembar mask of minority ethnic Mah Meri
Stories about Kembar spirit original from a case of twins. One particular family have a twin birth, when the two children grew up, the father remind them that the tall, thin guy is elder brother and low, fat guy is brother. They have to respect each other and not to quarrel when going to a forest because forests too dangerous for humans are divided.

Unlike the father desired, two children abusing one another, and then a fight going on because nobody want to become younger brother. Finally the elder brother won, but still did not subdue his younger brother. Yong brother insisted that he could become elder brother and tried to hang himself up to stretch the body to be able to quickly long. Year after year, pudgy body of his brother was not long as he wants because he cannot change his natural characters **.
Front side of mask under some view angles
The philosophy of this truism is expressed through iconic spirit Kembar, souls of twins, in the belief of the Mah Meri. Kembar's image is a face mask with right and side completely different, all identifying characteristics on the right are longer than the left. No one can exactly confirm is the side represent the elder brother and is the side represent the younger brother because the multi-meaning of the story. The meaning can easily notice that most twins do not mean they have same identical. Each man is a different entity, even if they are twins and we need to respect that because that is the natural order of the universe. It is modern thinking! I cannot understand why a small tribe has so big think. Perhaps the forest with its severe demand to be exists to promote the independence of people, thereby emphasizing personal characters of the individual man in the tribe.
Right side and left side of the mask
With a carefully inspection of the mask, the deeper meanings will appear gradually. There are two faces on this mask, the right face is human being face and the left side is the animal face, obviously cannot be confused. The artist created this work is really excellent in describing the details. Rounded and rough surface of man ears are on contact of pointed and flat long ears of animal. An eye slanted upward of animal is quite different when compared to the human eye and the animal check sagging down that not same man one. The emphasis lies in two sharp fangs, only animal have a pairs long fangs and so scary like that.
A comparision between animal face and right side of the mask
Is it in the deeper meaning, the mask would like to say in humanity always have bestiality and vice versa? Bestiality is the driving force of fight between twin brothers, though children of the same foetus they also inevitable animal nature inherently exists naturally in humans being. Bestiality and humanity is a twin style that Mah Meri people want to show in Kembar mask, the mask refers to their twin phenomenon.


Mah Meri means the forest man; the forest and wild animals are always present in their myths as standard indications for their behaviour with Mother Nature. Wild animal always be respected even if they have to kill them off because their existence. A wild animal is part of their lives. A wild animal is part of their soul. In this sense, the life of human being is one in the twin of people and beasts. So an animal face on a human face is quite natural that the spirit Kembar wants to express for modern humanity.


Notes: 

(*) The conceptions of the world of the Mah Meri people are interpreted in the form of the soul (spirit). These forms include wooden statues called moyang and masks called topeng. Actually moyang is the term used to describe ancestors of the Mah Meri, accurately world to call wooden statues is hantu, but the word is taboo because people fear the demon called Hantu appears when called his name.

(**) The story is refered at Mah Meri of Malysia Art and Culture by Roland Werner. 3rd publish. 1997, page 244.

Mah Meri - Mặt nạ Kembar



Có những triết lý lớn đến từ những câu chuyện nhỏ. Có những tác phẩm nhỏ nói lên được sự vĩ đại của một triết lý lớn. Mặt nạ Kembar của dân tộc thiểu số Mah Meri ở đảo Carey thuộc Malyasia là một tác phẩm đặc biệt có thể làm được điều đó.

Kembar trong ngôn ngữ của người Mah Meri có nghĩa là song sinh và có một linh hồn (spirit) tên là Kembar trong kho tàng huyền thoại độc đáo của dân tộc này. Hồn Kembar được người Mah Meri mô tả trong hình thức một cái mặt nạ bất đối xứng, một hình thức thể hiện độc đáo trong nghệ thuật tạo hình mặt nạ*.
Mặt nạ Kembat
Câu chuyện về hồn Kembar bắt nguồn từ một trường hợp song sinh. Một gia đình nọ sinh được một cặp song sinh, khi hai đứa trẻ lớn lên, cha bảo chúng rằng phải nhớ đứa cao gầy là anh và đứa thấp béo là em. Anh em phải tôn trọng lẫn nhau và không được cãi nhau khi vào rừng bởi rừng quá nguy hiểm với những con người bị chia rẽ.

Không như người cha mong muốn, hai đứa trẻ đối chọi lẫn nhau, rồi một cuộc đánh nhau diễn ra vì không ai chịu làm em cả. Người anh cuối cùng dành được chiến thắng nhưng vẫn không làm người em khuất phục. Người em vẫn khăng khăng rằng mình có thể làm anh và anh ta cố tình treo mình lên nhằm kéo dãn thân thể để có thể dài một cách nhanh chóng. Năm này qua năm nọ, cơ thể béo lùn của người em không dài lên được như anh ta mong muốn bởi anh ta không thể đổi thay bản chất vốn dĩ tự nhiên của mình **.
Mật trước của mặt nạ Kembar với các góc nhìn khác nhau
Triết lý về sự hiển nhiên này được thể hiện qua hình tượng hồn Kembar, những linh hồn song sinh, trong tín ngưỡng của người Mah Meri. Hình ảnh của hồn Kembar là một mặt nạ với mặt phải và mặt trái hoàn toàn khác nhau, tất cả mọi đặc điểm nhận dạng ở bên phải đều dài hơn bên trái. Không ai có thể xác quyết được phía nào đại diện cho người anh và phía nào đại diện cho người em bởi vì sự đa nghĩa của câu chuyện. Ý nghĩa có thể dễ dàng nhận thấy nhất rằng song sinh không có nghĩa là giống hệt. Mỗi con người là một thực thể khác biệt, ngay cả khi họ là anh em sinh đôi và chúng ta cần phải tôn trọng điều đó bởi vì đó là trật tự tự nhiên của vũ trụ. Quả là hiện đại! Tôi không thể hiểu tại sao một bộ tộc nhỏ nhoi lại có tầm suy nghĩ lớn đến vậy. Có lẽ rừng với sự khốc liệt của tồn tại thúc đẩy tính độc lập của con người, qua đó nhấn mạnh tầm vóc cá nhân của những con người trong bộ tộc.

Phía phải và trái của mặt nạ Kembar
Khi quan sát kỹ cái mặt nạ, phần ý nghĩa sâu xa hơn sẽ hiển lộ dần. Có hai khuôn mặt trên mặt nạ này, phía trái là mặt người và phía phải là mặt thú, rõ ràng không thể lẫn lộn được. Người nghệ sĩ tạo nên tác phẩm này thật kỳ tài trong việc mô tả những chi tiết. Tai người tròn có phần sụn nổi lên khác với tai thú dài và phẳng. Mắt con thú xếch ngược lên khi so với mắt người, trong khi đó má thú lại chảy sệ xuống. Điểm nhấn nằm ở hai cái răng nanh nhọn hoắt, chỉ có thú mới có cặp nanh dài và đáng sợ như vậy.

Hình dạng mặt thú
Phải chăng trong ý nghĩa sâu xa, cái mặt nạ này muốn nói rằng có tính thú trong tính người và ngược lại? Thú tính là động lực dẫn dắt cuộc chiến giữa hai anh em song sinh, cho dẫu là người của cùng một bào thai họ cũng không thể tránh khỏi bản chất thú vốn dĩ tồn tại tự nhiên trong con người. Thú tính và nhân tính là một kiểu song sinh khác mà người Mah Meri muốn thể hiện trong mặt nạ Kembar, mặt nạ ám chỉ những hiện tượng song sinh của họ.

Mah Meri. nghĩa là những người rừng, rừng và dã thú luôn hiện diện trong huyền thoại của họ như những chỉ dấu tiêu chuẩn cho cách hành xử của họ với Mẹ Thiên Nhiên. Dã thú luôn luôn được tôn trọng cho dù họ phải giết chúng đi vì sự tồn tại của mình. Dã thú là một phần trong cuộc sống của họ. Dã thú là một phần trong linh hồn của họ. Trong ý nghĩa này, cuộc sống của người là một trong cặp song sinh người và dã thú. Vì vậy, một khuôn mặt thú trên một khuôn mặt người hẳn là điều tự nhiên mà linh hồn Kembar muốn gởi gắm cho nhân loại hiện đại hôm nay.


Chú thích:

(*) Quan niệm về thế giới vủa người Mah Meri được diễn giải qua các hình thức của linh hồn (spirit). Các hình thức này gồm tượng gỗ gọi là moyang và mặt nạ gọi là topeng. Thật ra moyang là từ dùng để chỉ tổ tiên của người Mah Meri, từ chính xác để gọi tượng gỗ là hantu, tuy nhiên từ này được kiêng kỵ do người dân sợ con quỷ tên là Hantu xuát hiện khi được gọi tên.

(**) Nội dung được tham khảo từ Mah Meri of Malysia Art and Culture by Roland Werner. 3rd publish. 1997, page 244.

Saturday, 9 April 2016

Masks in Shanghai Museum



Museum attracted me so much. A bit extreme to say, that the city does not have a museum, it should not claim to be urban. On my extremely view of mask: a museum without a mask is not a real museum. A small corner on the top floor of the Shanghai Museum saved its famous in my eye.


I don't know why Shanghai museum position was chosen in front of its highest power organization. Does it want their officials look into its illustrious past to position for future, the future may uncertainties of the most populous country in this world?
Side view of Shanghai Museum
I see the spirit of humility of China in this architecture, an incomunicated building, imposing but not ostentatious like most of buildings, those just want to crush people with their brutal magnitude, all around this country. A museum can represent China's huge history and has strength enough to protect priceless treasures inside it.

Front door of Shanghai Museum
Among the museum's treasures are two sets of masks, perhaps also of invaluable goods of China and the world: a mask of Tibetan Cham Dance and Nuo opera masks of Tujia, both of which are Chinese ethnic minorities.


Naive is probably the most accurate word to describe the way they display two sets of masks. Masks of the wrathful deities seem be calm down in the quiet atmosphere here.
The corner that showed two collection
I feel the deathly wrath of Yama and Yamantanka when standing next to the masks. Each perspective of view can reveal the difference angry felling; the artist (priest) must dedicate all his soul for his divine work.
Mask of Yama (left) and Yamantanka (right) in the museum
Yama mask elaborately carved in every details, eyes, nose, mouth, eyebrows. The decorative patterns and ornaments are engraved in smooth curves that in contrast to the overall extreme rough face. I do not feel evil or fear, just seeing a huge press of felling intensity on this mask.
Details of Yama mask
Museum collections are only five of the eight wrathful deities, the three remaining masks is Mahakala, Paden Lhamo and can be Hayagriva.
Mask of Mahakala (left), Paden Lhamo and Hayagriva (right)
In addition to the wrathful deity masks, Cham mask collection of this museum were representatives of human masks, animal masks, but not very rich, just gorgeous Citipati mask is worthy to standing in this collection.
Mask of Citipati (left), man and Garuda (low right)
The biggest shortcomings is the very brief caption and not very clear explanation. Viewers may not know the importance of religious dance practice in Tibet monasteries. This much information as shown in the introduction table below this is not enough to attract ordinary people to concern on masks. Suppose just say, just once in life time, people seen Cham dance and contemplation (meditate and think) the great wrathful deity may reincarnate at a good place in next life because the deity would appear at near-death time to lead people go on right way. Just simple like that, the mask may more attractive to viewers (Please see details about Cham Dance Masks here: Cham Masks).
Introduction table about mask in this museum
This introduction is really too brief.  Especially, when merged the Nuo opera dance and Cham dance mask, it is very easily lead to misunderstood about the origins of two completely difference masks. Very sorry for an excellent collection but was introduced to the public in a very bad way!

The Nuo opera mask collection is also very full and rare. Only regret that viewers cannot imagine what those masks are used in the performing space. Masks are not speak its voice!
The corner of Nuo opera mask collection of Shanghai museum
I will come back with Nuo in a details research. Below is the perfect Nuo opera masks collection of Shanghai museum.
Nuo opera mask collection of Shanghai museum
The life of people and deities of Guizhou clearly appeared here, there is an old cousin named Qui stay next to Long live god named Chang Seng Tu Di (the first column on the left), or there is a judge specialized in investigating (bottom row of the second column), have The God of Land name Di Pan and scholars Gan (second and third row, third column), have a monk (top row, 4th column) and Sang Wang, the god who recovered lost souls (middle, 5th column), there is Guang Yu legendary general with red face could not unmistakable, the king and the village announcer (at column number 6), especially horned deities, one is two horn another is one horn. They remind me about the creation legend of Yao minority in Vietnam when I faced it (please see details here: Pangu Masks).
Left: Kai Shang Man Jiang a courageous officer tthat killed demons
Right: Golden - horned general (this is the introduction of the museum)
I perhaps meet my Pangu in a different religious, may be sure that these two peoples Yao and Tujia have a certain similarity with this particular mask.

Perhaps it takes a lifetime to decode the hidden language behind the special horned god worldwide. I am opening gradually the door surround layers of mystery and collecting the joyful as a reward for my very lonely hobby.

The masks quiet in the museum are in dialogue with me about its real life. You will never understand the life of a mask if not experience moments of masks life in it performance space. Say good bye to Shanghai museum, I told my heart have to be Tibet and Guizhou, must come if only for once in my life.

Những mặt nạ của bảo tàng Thượng Hải



Tôi vốn có duyên với những bảo tàng. Một cách hơi cực đoan mà nói, rằng thành phố nào không có bảo tàng thì đừng nên tự xưng mình là thành thị, còn một lữ khách đến một thành phố mà không chịu đi thăm bảo tàng của nó thì đừng tự cho mình là thị dân. Về mặt cá nhân, tôi còn cực đoan hơn: một bảo tàng mà không có mặt nạ thì đừng nên gọi là bảo tàng và đi bảo tàng mà không coi được mặt nạ thì chuyến đi cũng vô nghĩa. Một góc nhỏ của tầng trên cùng trong bảo tàng Thượng Hải đã cứu vãn cho danh tiếng lẫy lừng của bảo tàng viện này.

Chẳng hiểu sao Thượng Hải lại chọn vị trí bảo tàng trực diện với cơ quan quyền lực cao nhất của nó? Phải chăng người ta muốn quan chức soi vào quá khứ vốn dĩ lẫy lừng của Trung Hoa để định vị cho tương lai vốn nhiều bất trắc của đất nước đông dân nhất thế giới này? 

Mặt bên của Bảo tàng Thượng Hải
Tôi thấy được tính khiêm cung của tinh thần Trung Hoa trong kiến trúc này, một tòa nhà kín đáo, đường bệ nhưng không phô trương như đa số những công trình kiến trúc chỉ muốn đè bẹp người ta bằng độ lớn tàn bạo của chúng trên hầu khắp đất nước này. Một bảo tàng xứng tầm với  bề dày của một dân tộc và đủ sức mạnh để che chở cho những báu vật vô giá ở bên trong nó.
Mặt trước của bảo tàng Thượng Hải
Trong số báu vật của bảo tàng này có hai bộ mặt nạ, có lẽ cũng thuộc hàng vô giá của Trung Hoa và thế giới: một bộ mặt nạ Cham của người Tây Tạng và một bộ mặt nạ Nuo của người Thổ Gia (Tujia), cả hai đều là dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Giản dị có lẽ là từ ngữ chính xác nhất để mô tả cách trưng bày hai bộ mặt nạ này. Mặt nạ của những bổn tôn phẫn nộ dường như an nhiên hơn trong không khi yên tĩnh.

Góc trưng bày hai bộ mặt  nạ
Tôi cảm nhận được Dạ Ma Thần Chết (Yama)Hàng Phục Dạ Ma (Yamantanka) trong cơn phẫn nộ đầy uy lực khi đứng cạnh những mặt nạ này. Mỗi góc nhìn có thể cho thấy những sắc thái giận dữ khác biệt, người nghệ sỹ (thầy tu) chắc là đã nhập trọn linh hồn vào trong tác phẩm thần thánh của mình.
Mặt nạ Yama và Yamantanka trong bảo tàng Thượng Hải
Cái mặt nạ Yama được chạm trổ công phu trong từng chi tiết, mắt, mũi, miệng, mày và những họa tiết lẫn đồ vật trang trí được chạm khắc một cách mềm mại trong sự tương phản tột cùng với cái tổng thể thô ráp của khuôn mặt. Ta không cảm nhận được cái ác hay nỗi sợ hãi, chỉ thấy một sự dồn nén cảm xúc mãnh liệt trên cái mặt nạ này.
Các góc nhìn và những chi tiết trên mặt nạ Yama
Bảo tàng chỉ sưu tập được năm trong số tám bổn tôn phẫn nộ, ba mặt nạ còn lại là Mahakala (Hắc Đại Thiên)Paden Lhamo (Ban Đạp lạp mỗ) và có thể là Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương)
Mặt nạ Mahakala, Paden Lhamo và Hatagriva
Ngoài mặt nạ của những bổn tôn phẫn nộ, bộ sưu tập mặt nạ Cham của bảo tàng này cón có đại diện của mặt nạ người, mặt nạ thú nhưng không mấy phong phú, chỉ có cái mặt nạ Citipati tuyệt đẹp là xứng đáng để đứng trong bộ sưu tập này.

Mặt nạ Citipati (trái), người (trên phải) và chim Garuda
Thiếu sót lớn nhất là các chú thích rất vắn tắt và không mấy rõ ràng. Người xem không thể biết được tầm quan trọng của việc thực hành tôn giáo thông qua một hình thức múa nghi lễ. Bấy nhiêu thông tin như trong bảng giới thiệu bên dưới đây không đủ để lôi cuốn những người bình thường vào một mối quan tâm tới mặt nạ, Giả dụ như chỉ cần nói rằng, trong đời người chỉ một lần được xem múa Cham và quán tưởng tới các bổn tôn phẫn nộ, thì cận tử nghiệp sẽ nhẹ nhàng bởi các bổn tôn thần thánh này sẽ dẫn dắt người chết được đầu thai ỡ cõi lành. Chỉ cần vậy thôi mắt nạ đã có sức thu hút hơn nhiều (xin xem chi tiết về mặt nạ Cham ở đây: mat na cham)
Lời giới thiệu về mặt nạ của bảo tàng Thượng Hải
Lời giới thiệu này quả là vắn tắt nếu không muốn nói là hời hợt. Đặc biệt, khi ghép kịch Nuo vào cùng múa Cham rất dễ dẫn tới ngộ nhận về sự cùng nguồn gốc của hai loại mặt nạ hoàn toàn khác biệt này. Quá tiếc cho một bộ sưu tập quý nhưng được giới thiệu cho công chúng trong một cách rất tệ.

Bộ mặt nạ Nuo cũng rất đầy đủ và thuộc loại quý hiếm. chỉ tiếc rằng người xem không thể hình dung những mặt nạ này được sử dụng như thế nào trong không gian diễn xướng. Mặt nạ không cất lên được tiếng nói của mình!
Góc trưng bày mặt nạ Nuo
Tôi sẽ trở lại với Nuo trong một nghiên cứu chi tiết khác. Dưới đây là toàn bộ mặt nạ Nuo rất đẹp ở bảo tàng Thượng Hải.

Bộ mặt nạ Nuo trưng bày tại bảo tàng Thượng Hải
Đời sống của người và Thần vùng Quý Châu hiện lên mồn một nơi đây, có một bà cô già tên là Qui được xếp cạnh ông thần tuổi thọ tên là Chang Seng Tu Di (cột thứ nhất bên trái), hay có một ông thẩm phán chuyên làm việc điều tra xét xử (hàng dưới của cột thứ hai), có thổ địa Di Pan và học giả Gan (hai hàng dưới, cột thứ ba), có ông thầy tu (hàng trên, cột thứ 4), có Sang Wang, vị thần của những linh hồn thất lạc (ở giữa, cột thứ 5), có Quan Công (Guang Yu), nhân vật huyền thoại với khuôn mặt đỏ bừng không thể lẫn vào đâu, có vua, nữ thần lẫn với mõ làng (hàng thứ 6), đặc biệt hơn có hai vị thần hai sừng và một sừng giống như trong huyền thoại sáng thế của ngươi Dao (xin xem chi tiết tại đây: mat na san co).
Hình bên trái: Kai Shang Man Dian, một vị tướng tài năng chuyên diệt quỷ
Hình bên phải: Vị tướng sừng vàng ( dịch theo chú thích của bảo tàng)
Có thể tôi gặp lại Pangu của mình trong một biến thể tôn giáo khác, chắc rằng hai dân tộc này phải có một điểm tương đồng nào đó với cái mặt nạ đặc biệt này.

Có lẽ phải mất cả đời người để giải mã cho được ẩn ngữ đằng sau những dị thần có sừng trên khắp thế giới. Tôi đang mở dần những lớp cửa xung quanh vùng bí ẩn và đang cóp nhặt những niềm vui từ đó, như một phần thưởng cho thú chơi rất rất cô đơn này.

Những cái mặt nạ nằm lặng yên trong bảo tàng đang đối thoại với tôi về cuộc sống thực của nó. Bạn sẽ không bao giờ hiểu hết cuộc đời của một chiêc mặt nạ nếu không trải nghiệm những khoảnh khắc mặt nạ sống đời sống thật của mình. Chia tay bảo tàng Thượng Hải, lòng dặn lòng phải đến cho được Tây Tạng và Quý Châu, phải đến dẫu chỉ một lần trong đời.

Wednesday, 6 April 2016

Kolam masks, the stories of Srilanka village



Village keeps its folk wisdom in mind, village keeps its ancient memories of the people, village is a place that god, demons and humans are mixed in the most reasonable arrangements to maintain its harmony society orders. A village in Sri Lanka Kolam dance dramatic story is a very common way one.

Kolam, the mythology and historical origins

According to historical evidencies, Kolam drama has existed from 15th century A.D but some Sri Lanka legends said that this genre of drama has a history spanning more than 2500 years.


Regarding the definition of the term Kolam, almost reseacher have argued that the word has its origins in South India. The word Kolam is derivatives from a Tamil word of wide significance meaning “representation” or "a figure very much out of the ordinary”.

Another meaning given to the word is found in South India. Kolam is a type of sand art in Hidu religious, that is a symetric drawing using white and coloured rice flour to prevent evil spirits entering the inside of the shapes, and thus are they prevented from entering the inside of the home. Every morning, millions of South Indian women draw Kolam on the courtyards of their residences. The Hindu women in Sri Lanka also engage in this type of activity on Thai Pongal day. Related to dancing, Kolam Thullal, which is one of the ritual dance forms in Kerala, is performed in houses and temple festivals in order to exorcise evil spirits from “possessed” bodies.

Kolam Thullan dance in India (source: http://www.padayani.com)
With regard to the mythology origin of the play, the conventional derivation of the art is traced to an ancient myth. The story is that King Mahasammatha's wife, once she became pregnant, had a longing to see a mask dance. Just as women may have various types of cravings while they are with child (which in Sinhalese is called dola dukha) the queen's desire was one that had to be met. Despite not having this kind of dance form in his kingdom, the king commanded his ministers to organize such a performance. While the ministers were trying desperately to find some way of staging such a show, God Sakra intervened and using his supernatural powers, he made masks appear from out of nowhere. Masked dancers followed and the queen's  dola dukha was finally quenched. (imaginary King Maha Sammatha) God Sakra requested God Visvakarma who was considered as the divinity of arts and crafts to invent masks and the lyrics for the mask dance to satisfy the desire of Queen Mahasammatha

Also from this legend. the traditional kolam performance features a sequence of dances held together by a rather tenuous plot based around the visit of the pregnant Queen Menikpala and her husband, King Maha Sammatha, to a village. (source: https://www.cse.lk).

The mask of King and Queen in UiO collection (source: https://www.khm.uio.no)
Observing from the side-lines is the King, Maha Sammata, the first king of humans. He represents the symbol of good a governmen, he know how to harmonize the regulation of rule with the naturally order of existence. He is not part of the actual performance. His large mask is placed in the position of the observer.

Kolam, the story of human being

Subsequent to the narration of this tale, two unmasked characters called Sabapathi enter the stage. They sing an invocation to Buddha and the Gods and also welcome the sponsored of the show. Afterwards, there is a dialogue between Kariyakarawanarala (the narrator) and the Sabapathi with regard to the rest of the proceedings of the show. The Kolam play officially begins after the departure of these characters.

The opening interlude scene with many characters on stage (image from Gales Culture show, Jan. 2016)
In the opening interlude, the members of the traditional hierarchy of Sri Lankan royalty and all categories of servants appear on the stage. They are including the village headman (Arachchi), Distric officer (Mudalis), King's body guard, police, Mudalis servant (Hencha), Sri Lanka native peoople (Veddah)... all of them have a right possition to welcome their royal.

The mask of Mudalis, police, Hencha and Vaddah (follow clockwise) in UiO museum
Kolam dance performance is comprised of numerous episodes and diverse characters perform their roles representing the traditional rural life of Sri Lanka. In an episode named Gama Kathawa (willage story), a pregnant woman narrates how she became pregnant in a funy way. In the story, the Village Headman had abused his powers to devote a married woman named Ethna Hami wife of the elder brother among two foolish brothers in the village. In order to get rid of her husband the Village Headman said that the King had ordered to send the two brothers every night to look after some far away fields.
The mask of the village headman/ Arachchi (in UiO museum) and Ethna Hanny (Ariyapala & Son mask Museum, Ambalamgola Srilanka)
One day, while looking after the fields, two foolish brother mistake moonlight is sunlight and returned home because they thought it was morning. Ethna Hamy did not open the door at once but first covered her lover the Village Headman with a cloth. Next she covered herself with the cloth to cover up her identity. She pretended to be mad and need an exorcist to sure her sick. A friend of the Village Headman appeared as a Yakkadura (shaman) to drive away the evil spirits. During the ritual the Village Headman appeared disguised as a demon and frightened the two brothers who ran away from the scene then Ethna Hamy and the Village Headman started dancing together later. Audiences get a fully laugh on the stupid brothers, but also blame on the couple relationships that base on  not right and unfair powerful.

In Kolam we see the world through the eyes of the villager. The masks give life to characters from daily life:
    - the village headman, arrogant and vain
    - the tom-tom-beater, poor and oppressed
    - the Muslim, the village butcher
Mask of Drummer (left) and Muslim (right) in UiO collection
    - the returned soldier, wounded and sick from the war against the British
Mask of soldier (Hewaya) in UiO collection
- Lenchana, young beauties, married to an old and lazy man doing laundry, but Lenchana faithful to her husband and absolutely refuse the obsess of fowerfull provincial head (Mudali).
Mask of Lenchana and Jesaya in UiO collection
The story of village surrounding many funny details to criticsize the bad habits of the ruling class. All verses used in the Kolam Dance form are full of sarcasm and punning on words by the characters and the masks worn by them are rich enough to make the audience hilarious throughout the performance.
A funny sence between old coulpe Anabera Kolama and Nobchi Aka .(Picture from Galles Cultural Show 01/2016)
Nonchi Akka: “I went to Moratuwa to collect some green leaves.”
Kariyakaravana Rala : “You went to Moratuwa to collect green leaves?”
“No, went to the koratuwa to collect green leaves.”
Nochchi Akka: “The paula (family) which was hung on the horn was not there.
Kariyakarawana Rala: “How can you hang a paula on a horn? ”
It must be the daula (drum)
”Nochchi Akka: “Yes, yes, the Kadipuka (the back side of Black Ant) was not there.
Kariyakarawana Rala: “You are talking nonsense. How can you beat a drum with a kadipuka? It must be Kadippu (drum stick) and not kadipuka (sourcehttp://www.sundayobserver.lk)

Nocchi Akka, performed by an actor, is a very popular character because she wears traditional costumes, and masks are made very well to show an old typical woman's appearance of Sri Lanka's rural areas.

Kolam, the story of devils and animals

A vast pantheon of gods and demons inhabits the still vital world of Sinhala folk belief. They take part in Kolam as village living naturally. There are many Raksha some of whom are known as Gurulu
Naga, Kava, Ginijal, Kutaka, Maru, Gara etc., whenever Raksha appeared, the stage become noisy by the lound of drumming. Naga Raksha cobra mask appeared on stage as a sacred symbol of royal welcome.
Raksha Kolama (Dance of the Rakshas), Picture from Galles Cultural Show 01/2016
Not same as Raksha, a very limited number of Yaksha characters can be found in Kolam Drama. These include Mahasohon Yakshaya, Kalureeri Yakshaya and Abhimaana Yakshaya. Gara Yaka play the most important role in Kolam, Gara Yaka appeared on stage to dispel the influence of demons mouth and evil eyes to end up a Kolam traditional performances.
Masks of demond in Kolam, Gara Raksha appear on the left corner (Picture from Galles Cultural Show 01/2016)
Animals also present in some stories. Each animal has its own function and its costumes. Some common animals are lions, tigers, cows, dogs, bears... Portrait of village with animal species and wildlife are shown in Kolam enrich content of the story, they add flavor to a little bit boring life of village.
The mask of dog (left) and golf (right) in UiO collection
In an episode called Shinha Kolama, two men wearing masks depicting the faces of lions appear on stage, they performed a beautiful dance to make the Queen happy. King and Queen came on the stage with their Prime Minister, then Kariyakarawana Rala (story teller) invited the royal couple sit on their seats for observation.
The mask of Lion in UiO collection
Singha Kolama is the first animal appear on stage and it was allowed to perform in front of the King and Queen, that means the lion has important position in religious beliefs of the Sinhalese. Lion is a special symbols of this nation.

Kolam, from the art of God to the art of villager

The mask of Queen and King in
Ariyapala & Son mask Museum,
Kolam, now performed at a few locations in the low coutry land of Sri Lanka, it is distinguished by the extensive use of masks. These masks are same as scarify Tovil dance used but tend to be more realistic because many of the characters represented of this world people. A few masks, such as those of the King and the Queen are quite intricately sculptured and heavy. Further, kolam masks are full masks, not designed to amplify of the voice. Going by these features, some scholars have argued that Kolam began as a masked dace ritual, which later become a sung and spoken drama, but did not discard or modify the masks.  

Origin of Kolam masks can not be traced only from an individual perspective. It is a mixture of cultural elements multi-ethnic and multi-religious. While changes its form belong to the up and down of time, the mask is affected by different cultures in the form of expression. Originally from Kolam Thullal dances and drawings express power of the goddess Kali came from India, then followed by combination with the dances and costumes of the local tradition, and then integrated into the ridiculous life of colonial period. Kolam and the masks, inevitably have to change from the service of the exorcism ritual to an art form with humor and improvisation of the village as we are seeing today.

Modern life like a tsunami swept across the delicated base of Sri Lanka cultural. Then there will no longer be the village on this tiny island anymore but the memories of the village that will not go away, they exist in the Kolam and might suit modern tastes, it change as it use to be changed, such as the way village changing for survival inside the swirl of current globalization hurican.


References:

#1. Kolam dance, a genre of satirical comedy by W.T.J.S. Kaviratne Ambalangoda Spl. Cor.. Web: http://www.sundayobserver.lk

#2. Masks for life and death. Web: https://www.khm.uio.no

#3. Kolam, Sokari & Nadagam Theater in Sri Lanka by Dr. A.J. Gunawardana, Web: http://www.lankalibrary.com

#4.  Diachronic approach to social roots of sinhalese mask drama (Kolam) by Jayantha Amarasinghe Professor, Department of Sinhala,University of Ruhuna,Mathara, Sri Lanka. Web: http://www.ijac.org.uk

Tuesday, 5 April 2016

Mặt nạ Kolam - Những câu chuyện của làng


Làng giữ trong mình trí khôn dân gian, làng giữ trong mình ký ức cổ xưa của dân tộc, làng là nơi hỗn dung của thánh thần, ma quỷ và con người trong những sắp đặt hợp lý nhất nhằm giữ gìn trật tự hài hòa cho xã hội của nó. Một ngôi làng trong kịch Kolam của Srilanka là một câu chuyện của làng rất phổ biến như vậy.

Kolam, những nguồn gốc lịch sử và huyền thoại

Theo những bằng chứng lịch sử, kịch Kolam đã tồn tại từ thế kỷ 15 sau Công Nguyên Tuy nhiên, theo một số truyền thuyết, người ta nói rằng thể loại kịch này có một lịch sử kéo dài từ hơn 2500 năm về trước. Về định nghĩa của khái niệm Kolam, một số học giả đã lập luận rằng từ này có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ. Bác sỹ Raghavan, một học giả nghiên cứu Ấn Độ nổi tiếng đã nói rằng từ Kolam là một từ trong tiếng Tamil có nghĩa rộng là "đại diện" hay "một hình thái rất khác thường".

Một ý nghĩa khác của từ này được thấy ở Nam Ấn Độ. Với những người theo đạo Hindu, Kolam là một loại hình nghệ thuật trên cát được vẽ bằng bột gạo trắng và các màu khác của các thành viên nữ trong gia đình. Mỗi buổi sáng, hàng triệu phụ nữ miền Nam Ấn Độ vẽ Kolam trên sân nhà của mình bằng bột gạo. Những người phụ nữ Hindu ở Sri Lanka cũng tham gia vào hoạt động này vào ngày Thai Pongal. Liên quan tới diễn xuất, Kolam Thullal, là một trong những hình thức múa nghi lễ ở Kerala, được thực hiện trong nhà và đền thờ nhằm xua đuổi tà ma ra khỏi thân thể bị chúng "sở hữu".

Kolam Thulal ở Ấn Độ (nguồn: kolam thullal)
Nguồn gốc thần thoại của nghệ thuật này được bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa. Chuyện là vợ vua Maha Sammatha, rất khao khát xem một điệu múa mặt nạ khi hoàng hậu mang thai, hiện tượng giống như chứng thèm ăn khi mang thai của phụ nữ, được gọi là dola dukha trong ngôn ngữ Sinhalese. Mong muốn của nữ hoàng đương nhiên phải được đáp ứng nhưng ngặt nỗi không có hình thức múa như thế này trong vương quốc của Maha Sammatha lúc đó. Trong khi các quan, thừa lệnh vua, đã cố gắng trong tuyệt vọng tìm kiếm một số cách để dàn dựng một điệu múa như vậy, thần Sakra đã can thiệp và sử dụng sức mạnh của mình, ông yêu cầu Vishwakarma thần của nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ phát minh ra mặt nạ và lời bài hát cho cho điệu múa để đáp ứng mong muốn của Nữ hoàng. Sáng hôm sau, mặt nạ xuất hiện trong vườn của hoàng gia từ trên hư không. Vũ công đeo mặt nạ và làm theo hướng dẫn của vị thần này, thế là chứng dola dukha của nữ hoàng cuối cùng đã được dập tắt.

Cũng từ truyền thuyết này mà việc biểu diễn Kolam truyền thống thể hiện một chuỗi các điệu nhảy liền với nhau bởi một cốt truyện khá mong manh, dựa trên chuyến thăm của Nữ hoàng Maha Sammatha đang mang thai và vua Maha Sammata, đến một ngôi làng.
Mặt nạ vua Maha Sammata và nữ hoàng Menikpala trong sưu tập của UiO (nguồn: www.khm.uio.no)
Quan sát từ băng ghế cạnh sân khấu, là vua và hoàng hậu. Maha Sammata, vị vua huyền thoại đầu tiên của con người đại diện cho hình ảnh của một chính phủ tốt - biết phân chia quyền lực lên sự tồn tại của thế giới một cách hài hòa. Ông không phải là một phần của các hoạt động biểu diễn. Mặt nạ lớn của vua và hoàng hậu được đặt ở vị trí của người quan sát.

Kolam, những câu chuyện của người

Dẫn dắt câu chuyện là hai sabapathi không đeo mặt nạ xuất hiện trước hết trên sân khấu. Họ hát một lời ca khẩn cầu đức Phật và các vị thần đồng thời hoan nghênh sự bảo trợ của thần linh cho buổi diễn. Sau đó, có một cuộc đối thoại giữa kariyakarawana rala (người kể chuyện) và sabapathi đề cập tới nội dung sẽ diễn tiến của câu chuyện. Vở kịch Kolam chính thức bắt đầu sau khi những nhân vật này lui vào hậu trường để mở ra một lớp kịch mở màn, như một giới thiệu tổng quan về các nhân vật trong câu chuyện.

Lớp kịch mở màn với rất nhiều mặt nạ xuất hiện (Hình ảnh từ  Galles Cultural Show 01/2016)
Trong lớp kịch mở màn xuất hiện các thành viên trong hệ thống giai cấp truyền thống của hoàng gia Sri Lanka và tất cả các loại tôi tớ của họ như là trưởng làng (Arachchi), chánh tổng, quan đầu tỉnh (Mudali), các cảnh vệ của vua, những cảnh sát, người hầu (Hencha), người dân (Veddah) họ được bố trí ở nơi phù hợp trên sân khấu nhằm chào đón hoàng gia.

Mặt nạ Mudali, cảnh sát, Hencha và Vaddah trong sưu tập của UiO (theo chiều kim đồng hồ)
Nội dung múa Kolam bao gồm nhiều câu chuyện với nhân vật đa dạng, đại diện cho các vùng nông thôn truyền thống của Sri Lanka. Trong một vở Kolam có tên là Gama Kathawa (Chuyện của làng), một phụ nữ mang thai kể lại câu chuyện đã xảy ra như thế nào trong một không khí đầy hài hước. Trong câu chuyện, trưởng làng đã lạm dụng quyền hạn của mình để chiếm đoạt một phụ nữ có chồng tên là Ethna Hami, vợ của người anh trong cặp đôi anh em khù khờ ở làng. Để xua đuổi người chồng ra khỏi nhà trưởng làng nói rằng nhà vua đã ra lệnh điều cả hai anh em đi chăm sóc các cánh đồng xa vào mỗi đêm.
Mặt nạ trưởng làng (UiO museum) và Ethna Hanny (Ariyapala & Son mask Meseum, Ambalamgola Srilanka)
Một ngày, khi canh giữ cánh đồng, hai anh em khờ nhầm ánh trăng là ánh sáng mặt trời và trở về nhà vì nghĩ rằng trời đã sáng. Ethna Hamy đã không mở cửa ngay lúc đó mà đã trùm ông người tình trưởng làng bằng một miếng vải. Tiếp theo cô ấy che thân để dấu nhân dạng của mình. Cô giả vờ điên và được một người bạn của trưởng làng thực hiện nghi lễ trừ tà. Trong nghi lễ trưởng làng xuất hiện cải trang thành một con quỷ tấn công hai anh em khờ làm họ sợ hãi và bỏ chạy khỏi sân khấu. Sau đó Ethna Hamy và trưởng làng bắt đầu nhảy múa cùng nhau. Người xem được một phen cười thỏa thích vì sự đần độn của anh em nhà chồng nhưng cũng không thể không trách móc mối quan hệ bất chính của cặp đôi lăng nhăng dựa vào quyền thế.

Trong Kolam chúng ta nhìn thế giới qua con mắt của dân làng. Những chiếc mặt nạ ban sự sống cho nhân vật từ cuộc sống hàng ngày của họ:
- Trưởng thôn, kiêu ngạo và vô ích 
- Người đánh trống Tom-tom, nghèo và bị áp bức 
- Người Hồi giáo, hung ác 

Mặt nạ người đánh trống tom-tom (phải) và người hồi giáo (trái) trong sưu tập của UiO museum
- Cặp vợ chồng già (Anabera Kolama và Nobchi Aka), sợ ma quỷ và động vật hoang dã
- Những người lính  Hewaya trở về, bị thương và bị bệnh từ chiến tranh trong cuộc chiến chống lại người Anh

Mặt nạ Hewaya, những người lính sau chiến tranh trong sưu tập của UiO
- Người đẹp trẻ tuổi Lenchana, kết hôn với một ông già làm nghề giặt ủi lười biếng Jesaya nhưng chung thủy với chồng và cương quyết cự tuyệt sự chọc ghẹo của ông quan đầu tỉnh (Mudali) đầy quyền lực.

Mặt nạ Lenchana và Jesaya
Chuyện của làng xoay quanh những tình tiết gây cười để đả phá những thói hư tật xấu của tầng lớp cai trị. Các cặp đôi dềnh dứ, qua về trong những đối thoại trào lộng và có lúc rất ngô nghê, ngễng ngãng nhằm chọc cười người xem.

Một màn kịch hài hước giữa hai vợ chồng Anabera Kolama và Nobchi Aka .(Hình ảnh từ  Galles Cultural Show 01/2016)
Nonchi Akka: "Tôi tới Moratuwa để kiếm chút lá xanh".
Người dẫn chuyện (kariyakarawana ala): "Mụ đến Moratuwa để kiếm chút lá xanh ư?". "Không hãy đền Koratuwa để kiếm lá xanh đi"
Nochchi Akka: "Cái gì? Các paula (gia đình) đã bị treo trên cặp sừng làm gì có ở đó".
Kariyakarawana Rala: "Làm sao mà mụ có thể treo một paula trên cặp sừng? "Nó phải là daula (trống) chứ"
Nochchi Akka: "Vâng, vâng, các kadipuka (lưng con kiến đen) không có ở đó là chắc rồi".
Kariyakarawana Rala: "Mụ nói chuyện tầm phào. Làm thế nào mà mụ có thể đánh trống bằng kadipuka (lưng kiến đen)? Nó phải là kadippu (cái dùi trống) chứ không là kadipuka...

Nocchi Akka, được một nam diễn viên đảm nhận, là một nhân vật rất phổ biến do bà mặc những bộ trang phục truyền thống, đồng thời mặt nạ được làm rất khéo nhằm cho thấy một vẻ ngoài của người phụ nữ già điển hình ở vùng nông thôn Sri Lanka.

Kolam, những câu chuyện của ma quỷ và động vật

Một số lượng lớn các vị thần và quỷ sống trong tín ngưỡng dân gian của người Sinhale, tất yếu sẽ ảnh hưởng lên các vấn đề của con người. Chúng đi vào Kolam một cách tự nhiên như trong cuộc sống của chính họ. Raksha, những con quỷ La sát có tần suất hiện diện nhiều nhất, bao gồm cả Gurulu, Naga, Kava, Ginijal, Kutaka, Maru, Gara ... cứ mỗi khi La sát xuất hiện, sân khấu Kolam được rộn lên bởi tiếng trống lớn vang trời. Naga Raksha với mặt nạ rắn hổ mang xuất hiện trên sân khấu như một  biểu tượng của thần thánh chào đón hoàng gia. 
Các Naga Raksha múa chào đón hoàng gia (Hình ảnh từ  Galles Cultural Show 01/2016)
Khác với quỷ La Sát, quỷ Dạ Xoa (Yakka) rất ít xuất hiện, chúng gồm cả Maha Sohona Yakka, Kalu YakkaAhimara Yakshaya. Gara Yakka có vai trò quan trọng nhất trong Kolam, Gara Yaka xuất hiện trên sân khấu để xua tan những ảnh hưởng của miệng quỷ và mắt quỷ nhằm kết thúc một buổi diễn Kolam truyền thống.
Những mặt nạ quỷ trong Kolam, Gara Yakka nằm ở bìa phải (Hình ảnh từ  Galles Cultural Show 01/2016)
Động vật cũng có mặt trong một số câu chuyện. Mỗi động vật có chức năng và trang phục riêng của mình. Một số loài động vật phổ biến là sư tử, cọp, bò, gà trống, chó, gấu... Chân dung của làng quê với những loài vật nuôi và động vật hoang dã được thể hiện trong Kolam làm phong phú thêm nội dung của câu chuyện, chúng thêm hương vị cho cuộc sống vốn dĩ không mấy sôi động của làng quê.
Mặt nạ chó (trái) và chó sói (phải) trong sưu tập của UiO museum
Trong một phân đoạn có tên là Shinha Kolama, hai người đàn ông đeo mặt nạ miêu tả khuôn mặt của con sư tử xuất hiện trên sân khấu, họ biểu diễn một điệu nhảy tuyệt đẹp nhằm làm nữ hoàng hài lòng. Vua và nữ hoàng đến trên sân khấu cùng với thủ tướng, sau đó Kariyakarawana Rala (người kể chuyện) mời vợ chồng hoàng gia ngồi  ở chỗ của mình.
Mặt nạ sư tử trong sưu tập của UiO museum
Singha Kolama là động vật đầu tiên xuất hiện trên sân khấu và nó được phép biểu diễn phía trước mặt của vua và hoàng hậu, chứng tỏ sư tử có tầm quan trọng đến thế nào trong tín ngưỡng của người Sinhale.

Kolam, từ nghệ thuật của thánh thần tới nghệ thuật của làng


Mặt nạ vua và hoàng hậu trong ttrang phục
truyền thống tại bảo tàng Ariyapala & Sons
Kolam, bây giờ chỉ đươc biểu diễn giới hạn ở một số vùng biển phía Nam Srilanka và được phân biệt bởi việc sử dụng rộng rãi của mặt nạ. Những mặt nạ, mặc dù giống như trong múa nghi lễ Tovil nhưng có xu hướng thực tế hơn vì các nhân vật mà chúng đại diện là của thế giới này. Một vài mặt nạ, chẳng hạn như của vua và hoàng hậu, là tác phẩm điêu khắc khá phức tạp và nặng nề. Hơn nữa, mặt nạ Kolam là mặt nạ che toàn bộ khuôn mặt, không được thiết kế để khuếch đại âm thanh của giọng nói. Vì những tính năng đó, một số học giả đã lập luận rằng Kolam có nguồn gốc là một nghi lễ múa mặt nạ, sau này trở thành một hình thức diễn xướng bằng cách hát và nói nhưng không loại bỏ hoặc sửa đổi các mặt nạ nguyên thủy của chúng.

Nguồn gốc của mặt nạ Kolam không thể được truy tìm chỉ từ một khía cạnh riêng rẽ. Nó là một hỗn hợp của các yếu tố văn hóa đa sắc tộc và đa tôn giáo. Trong khi thay đổi hình thức của nó theo sự thăng trầm của thời gian, mặt nạ bị ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau trong hình thức thể hiện. Thoạt đầu là từ những điệu múa thể hiện quyền lực của nữ thần Kali và cách vẽ mặt của Kolam Thullal đến từ Ấn độ, sau đó là sự kết hợp với những điệu nhảy và phục trang truyền thống của địa phương, rồi tích hợp vào mình đời sống nhố nhăng của thời kỳ thuộc địa. Kolam và mặt nạ là thành phần cốt tử của nó, tất yếu phải đổi thay từ việc phục vụ cho nghi lễ trừ tà đến một hình thức nghệ thuật có tính hài hước và đầy ngẫu hứng của làng như ta đang thấy ngày nay.

Đời sống hiện đại như một tsunami quét qua nền văn hóa vốn rất dễ tổn thương của Srilanka. Rồi có thể sẽ không còn làng trên đảo quốc bé nhỏ này nữa nhưng những ký ức của làng chắc rằng sẽ không mất đi, chúng tồn tại trong Kolam và có thể sẽ phù hợp với khẩu vị hiện đại, chúng biến đổi như chúng từng biến đổi, như cách làng đang biến đổi trong cuộc mưu cầu sự tồn tại giữa cơn lốc toàn cầu hóa này.



Tham khảo thông tin từ các nguồn sau:

#1. Kolam dance, a genre of satirical comedy by W.T.J.S. Kaviratne Ambalangoda Spl. Cor.. Web: http://www.sundayobserver.lk

#2. Masks for life and death. Web: https://www.khm.uio.no

#3. Kolam, Sokari & Nadagam Theater in Sri Lanka by Dr. A.J. Gunawardana, Web: http://www.lankalibrary.com

#4.  Diachronic approach to social roots of sinhalese mask drama (Kolam) by Jayantha Amarasinghe Professor, Department of Sinhala,University of Ruhuna,Mathara, Sri Lanka. Web: http://www.ijac.org.uk