Tuesday, 22 November 2016

Mr. Wu's masks, belong to man and belong to ghost



Something about Jiufen town

I came to Jiufen (九份) in a heavy rain, wetting sky seems want to keep wandering visitors stay in nice little coffee shop next to the road snakes along the mountain slopes. Funny name of this town comes from an ancient story, the village only have nine households living isolation in the high mountains, the village has always request "nine portions" every time shipments arrived from town. Later Kau-hun (meaning "nine portions" in Hokkien) become the name of the village.

Frankly to say, landscape or architecture here nothing really outstanding, most houses built of concrete, while the architecture is poor, not follow a typical style at all. If you want to Taiwan for travel, I recommend you spend the money to go to other countries, the Japanese pulled together here to remind them about their proud for the heroic past of a ruler nation that they impose on this island. Other people also come here may listen to rumours of the majority on the net.

I go to Jiufen because of the museum that is introduced as a very scary place on the internet; it is the ghost's masks museum of Mr Wu. Came here, I knew that this is not a ghost museum, this is the world of human beings are being revived through a lifetime of thoughts and hard working of sculptor Wu.
My face between marsks of Mr. Wu
Mr. Wu and his masks museum

Climb up the slope of the road Shuqi you will easily caught his house located right on the landing. These masks with grotesque shapes will strike you, would have scared people, and would have enjoyed people but me sure everybody have the intention of curiosity, want to step inside.

In contrast to the weird face outside, you will encounter an old man with kindly face, with a bald head and a little white-haired. He has appearance of people who stop thinking of livelihood, living the rest of his life by his own creations while still young. Mr Wu was leaving the museum include many uniquely fantastic faces.
Mr. Wu signed on the back side of his mask in my collection
Those who do not understand Chinese can easily be confused about a demonic world that is hidden inside, but in fact is not the case, this is a private museum opened permanently with a humanity related bare name: Painful life mask exhibition (痛苦 人生 面具).
The advertising panels outside the museum. Large panel means Masks exhibition (展 面具). Small panel explained: Painful life mask exhibition (痛苦 人生 面具).
A person at age 80 must be experienced the ups and downs experiences of human sorrows and time. I unfortunately cannot exchange a lot with him because of the language barrier. But the deep sympathy of a passion for the mask is the language without words, he let me in the silence world of his mask, leaving the rush of outside of a noisy tourist route.
A small part in Mr. Wu masks collection
He may live his whole life with the thought of sorrow and extreme phenomena of society, these troubles reveal themselves by the irregularity faces in his imagined. Clay Man Mr. Wu (泥人 ) is how people call him and also the name of his museum.
Mr. Wu and me under the museum name Clay Man Mr. Wu (泥人 )
There are more than 1500 masks fully hung on walls and walls of the room, you will be overwhelmed by the abnormal shape of distortion faces or the malformation of the eyes, nose, mouth, or the exceed amount of these parts on some faces.

Is abnormal a required part of the nature of the injuries? These ambitions beyond the normally standards will born irregularity faces, perhaps it is the philosophy of the distorted shape on the human face of Mr. Wu.
Human faces of Mr. Wu
On another wall he wrote the words "Happy Birthday", the sorrow must also be born as a creature was born. He greeted them on the journey to discover the disability of man and society through his mask.
The full of masks wall with Happy Birthday world
Hard thinking and intelligent creative, his talented hands catch the spirit of humanity through their happiness, anger, love and odious characters that have common name is desire. Desires distort and transform the human and social, make human lose him to become a ghost in an endless circle.

Belong to man and belong to ghost

There is not any specific distinction between man () and ghost () in his mask. Sometimes ghosts same as man but sometimes man who more resemble ghosts. For example in the picture below, Stingy ghost (小氣鬼) have a human face like than Fake face man (假面 ) mask.
Left: Stingy ghost (小氣鬼) mask and right: Fake face man (假面 mask.
His mask present the world of human and ghost that are still not escape disguised animals form such as Goat horns man (羊角 ) or Bird kidding ghost ( ).
Left: Goat horns man (羊角 ) and right: Bird kidding ghost (  )
His ghost world as diverse as the world of human being, whose formal clothes called Teacher ghost, whose disloyal face called Adventure ghost (冒險 ), a Coward ghost (膽小鬼) have no eyes, just see his hair tumbled covered his shy red face.
Left: Teacher ghost, center: Adventure ghost (冒險 ), right: Coward ghost (膽小鬼
Ghost are Love Money (理財 鬼), become Thief (小偷 鬼) and Out of shape (變形 鬼). Perhaps the Out of shape ghost mask is the most same ghost imagines in human thinking.
Left: Love Money ghost (理財 鬼), ceter: Thief  ghost(小偷 鬼), right: Out of shape ghost (變形 鬼)
The story of Mr. Wu is not belong to ghost or man, his story is the story about the outrageous. Humans will become ghost by his own outrageous. The resonable loving but even exceed the normal level also creates suffering, a toffu addict people will create a Toffu addict ghost with the appearence coresponding with his passion, a dark man in blind always brings suffering form create a Blind man mask. Even the smoking habits of modern society will create a Smoking ghost with his mouth deformed into a circle and there are countless mouths appearing on this ghost mask.
Left: Toffu addict ghost, center: Blind man, right: Smoking ghost masks
His masks are beyond the normal concept of "external appearances have root from people mind". There are many mask show ideas than image expression. Mask named The Boss is an example: From mouth of the boss born a face, then from the mouth of this new face has born another face again. Does it mean property born from the mouth? Or mouth is the drama that related to talking business man? These expressions create such multi-dimensional thinking have a lot in his collection. There are two masks joined together in one mask. In contrast to a mask with nothing, no eyes, no nose, no mouth, whether it reminds viewers what to think?
Right: The boss mask, center: Joined face mask and right: Nothing face mask
I really do not distinguish what is man, what is ghost in his abnormal world, to define what are belongs to man and what are belong to ghost is an impossibility. In the only mask he left me; because he cannot refuse my passion on his mask; the mask was named Brave man (大膽 人).
Front side and back side of Brave man mask in my collection
This is a man whose face was stretched at middle part due to four stacked noses, deformed face looked like a ghost, and not same as normal description of the image of an ideal brave man. There is little expression of surprise in the raised eyebrow and upward iris. Does Mr. Vu have caught the spirit of praise for a courageous act? Who was praised although very surprised, but also expand his nose because of interesting? Well, this is part of human emotions; it is not belong to ghost.

I stood in his museum but thought as I am in World of Sense-Desires (Kama Loka) of Saha Lang (Samsara), where greed and lust ruled mind-body of living beings, where arise affliction and carnal desires. Five desires (seen, heard, smelt, tasted and touched) which living beings are unpleasant feeling in life are present here, it is clear, visible and incontrovertible. If someone asks: Is there somewhere, where people live with the bizarre extremes of man? I will not hesitate to answer that: Here, the masks museum of Mr. Wu.


Mặt nạ Ông Vũ, của người và của ma



Một chút về Cửu Phần

Tôi đến Cửu Phần (九份 Jiufen) trong một cơn mưa nặng hạt, bầu trời sũng nước cứ như muốn giữ khách nhàn du trong những quán cà phê nhỏ xinh nằm cạnh con đường ngoằn nghèo chạy dọc theo triền núi. Cái tên ngồ ngộ của thị trấn này đến từ một câu chuyện xa xưa, khi làng chỉ có chín hộ dân sống biệt lập trên núi cao, làng luôn yêu cầu chín phần đồ dùng mỗi khi có hàng đến từ thị trấn. Sau đó Kau-hun có nghĩa là "chín phần"  theo ngôn ngữ Phúc Kiến (Hokkien) trở thành tên gọi của làng.

Thật tình phong cảnh hay kiến trúc ở đây không có gì nổi bật lắm, nhà cửa toàn xây bằng bê tông, còn kiến trúc thì lộn xộn không theo một phong cách nào cả. Nếu như muốn đi du lịch Đài Loan thì tôi khuyên bạn nên để dành tiền để đi nước khác, người Nhật kéo nhau tới đây chắc là để hoài niệm lại quá khứ oai hùng của một kẻ cai trị mà dân tộc họ áp đặt lên đất nước này. Những người khác chắc cũng đến đây vì nghe theo đổn thổi của số đông trên mạng.

Tôi đến Cửu Phần vì cái bảo tàng được giới thiệu một cách rất rùng rợn trên internet, rằng đó là bảo tàng mặt nạ ma của ông Vũ. Đến nơi rồi mới biết, đây không phải là bảo tàng ma, đây là thế giới của con người được tái hiện lại qua suy nghĩ của một đời lao động cật lực, của điêu khắc gia họ Vũ.

Cái mặt tôi cùng với những cái mặt nạ của ông Vũ
Ông Vũ và bảo tàng mặt nạ

Ngược lên trên con dốc của đường Shuqi bạn sẽ dễ dàng bắt gặp căn nhà của ông nằm ngay trên chiếu nghỉ. Những mặt nạ với hình thù quái dị sẽ đập ngay vào mắt bạn, sẽ có người sợ hãi, sẽ có người thích thú nhưng chắc rằng ai cũng có ý định tò mò, muốn bước vào bên trong.

Ngược với những khuôn mặt rùng rợn bên ngoài, bạn sẽ bắt gặp một ông già có khuôn mặt phúc hậu, với cái đầu hói và một ít tóc đã bạc trắng. Ông mang cốt cách của người đã thôi không còn vướng bận kế sinh nhai, sống phần còn lại của cuộc đời bằng chính những sáng tạo của mình lúc còn trai trẻ. Dị nhân họ Vũ này đã để lại một bảo tàng gồm những khuôn mặt dị hình hết sức độc đáo.
Ông Vũ đang viết tên lưu niệm phía sau cái mặt nạ cho sưu tập của tôi
Những người không hiểu tiếng Hoa có thể dễ dàng nhầm lẫn về một thế giới ma quỷ nào đó được ẩn giấu bên trong, nhưng thực ra không phải vậy, đây là một bảo tàng tư nhân được mở cửa thường trực với cái tên rất trần tục: Trưng bày mặt nạ về những tổn thương (nỗi cay đắng, muộn phiền) của nhân sinh (痛苦人生面具: Painful/ Bitter life mask exhibition).
Các tấm biển giới thiệu bên ngoài bảo tàng. Biển lớn nghĩa là Trưng bày mặt nạ
(展面具Mask exhibition). Biển nhỏ giải thích thêm: Trưng bày mặt nạ về những tổn thương của nhân sinh (痛苦人生面具: Painful life mask exhibition).
Một người tuổi 80, kinh qua những bể dâu ắt hẳn phải trải nghiệm nhiều nỗi muộn phiền thế nhân và thời cuộc. Tôi tiếc là không thể trao đổi nhiều với ông vì rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên những đồng cảm sâu xa về một nỗi đam mê dành cho mặt nạ là thứ ngôn ngữ không cần lời, ông để tôi lặng yên trong thế giới mặt nạ của ông, bỏ bên ngoài những xô bồ của của một con đường du lịch, nơi khu trung tâm đầy chộn rộn.
Một góc nhỏ trong thế giới mặt nạ của ông Vũ
Có lẽ ông sống cả cuộc đời mình với suy tư về những muộn phiền và những hiện tượng cực đoan của xã hội, những muộn phiền có cách bộc lộ ra bên ngoài bằng những khuôn mặt bất thường trong hình dung của ông. Ông Vũ Người Đất (泥人吳 ) là cách người đời gọi ông và cũng là tên ông đặt cho cái bảo tàng của mình.
Ông Vũ và tôi đứng dưới cái bảng hiệu Ông Vũ Người Đất (泥人吳 ) của bảo tàng
Có hơn 1500 cái mặt nạ được treo la liệt đầy khít cả tường bao và tường ngăn của căn phòng, bạn sẽ choáng ngợp trước những hình thù kì dị của những khuôn mặt méo mó hay những dị tật của mắt, mũi miệng, hay số lượng vượt quá thông thường của những bộ phận này. Phải chăng khuyết tật là phần bắt buộc phải có của thuộc về bản chất của những tổn thương? Những tham vọng vượt quá thông thường sẽ tạo nên khuyết tật, có lẽ đó là triết lý của những hình hài méo mó trên những khuôn mặt nhân sinh của ông Vũ.
Những khuôn mặt nhân sinh của ông Vũ
Trên một bức tường khác ông viết câu "Chúc mừng sinh nhật", những muộn phiền chắc chắn cũng phải được sinh ra như cách một tạo vật được sinh thành. Ông chào đón chúng trên hành trình khám phá những khuyết tật của con người và xã hội bằng cách đưa chúng vào những cái mặt nạ của mình.
Mảng tường đầy mặt nạ với câu Chúc mừng sinh nhật
Cặm cụi suy tư, cặm cụi sáng tạo, bàn tay tài hoa của ông nắm được thần thái của nhân sinh qua những hỉ nộ ái ố, qua những tham sân si có tên chung là dục vọng. Những dục vọng làm méo mó và biến tướng con người cũng như xã hội. Những dục vọng làm con người tự đánh mất mình để trở thành ma trong một cuồng si bất tận.

Của người và của ma

Không có một phân biệt cụ thể nào giữa người (人) và ma (鬼) trong các mặt nạ của ông. Có lúc ma mang dáng người nhưng có lúc người lại giống ma hơn cả. Ví dụ như trong hình bên dưới đây, con ma Keo kiệt (小氣鬼) lại có gương mặt người hơn là con người Mặt giả (假面人).
Trái: Mặt nạ ma Keo kiệt (小氣鬼) và phải: người Mặt giả (假面人)
Mặt nạ của ông có thế giới của những con người và ma chưa thoát ra khỏi lốt cầm thú, như người Sừng dê (羊角人) hay ma Điểu tử (玩鳥鬼).
Trái: Mặt nạ người Sừng dê (羊角人), phải: ma Điểu tử (玩鳥鬼).
Thế giới ma của ông cũng đa dạng như thế giới người, có con ma áo mão đàng hoàng làm Thầy ma, có con ma mặt mũi gian manh gọi là ma Liều (冒險鬼), cũng có con ma Nhát gan (膽小鬼) mặt mũi không thấy đâu, chỉ thấy chòm tóc lòa xòa che phủ khuôn mặt.
Trái: Mặt nạ Thầy ma, giữa: ma Liều (冒險鬼) và phải: ma Nhát gan (膽小鬼)
Ma cũng Yêu tiền (理財鬼), cũng Ăn cắp (小偷鬼) và cũng Vô hình (變形鬼), vô ảnh. Có lẽ mặt nạ ma Vô hình là khuôn mặt giống ma nhất trong hình dung của con người.
Trái: mặt nạ ma Yêu tiền (理財鬼), giữa: ma Ăn cắp (小偷鬼) và phải ma Vô hình (變形鬼)
Chuyện của ông Vũ không phải là của ma hay người, chuyện của ông là câu chuyện kể về những thái quá. Con người sẽ trở thành ma do chính sự thái quá của mình. Những tham ái cho dẫu chính đáng nhưng vượt quá mức độ thông thường cũng tạo nên khổ đau, một con ma tham ăn đậu hũ quá cũng tạo nên một nghiệp tướng, một con người tối tăm trong cảnh mù lòa luôn mang hình tướng khổ đau. Kể cả thói quen nghiện hút của xã hội cũng tạo nên con ma Hút thuốc với cái miệng biến tướng thành hình tròn và có vô số cái miệng như thế xuất hiện trên mặt nạ của con ma này.
Trái: mặt nạ ma Thích đậu hũ, giữa: người Mù và phải ma Hút thuốc
Mặt nạ của ông vượt lên khỏi khái niệm "tướng tùy tâm sinh" thông thường. Có những mặt nạ biểu ý nhiều hơn biểu hình. Cái mặt nạ có tên Ông chủ là một ví dụ: Từ cái miệng ông chủ sinh ra một khuôn mặt, rồi từ cái miệng của khuôn mặt này lại sinh ra một khuôn mặt khác. Phải chăng tài sản sinh ra từ miệng? Hay miệng là khẩu nghiệp của những người kinh doanh? Những biểu đạt tạo suy nghĩ đa chiều như vậy có rất nhiều trong sưu tập của ông. Có cái mặt nạ gồm hai mặt người nối lại với nhau. Tương phản với cái mặt nạ trống không, không mắt, không mũi, không miệng, liệu nó gợi cho người xem những suy nghĩ gì?
Những tương phản giữa mặt nạ Ông chủ (trái) có ba mặt, giữa có hai và không có mặt nào (phải)
Tôi thật sự không phân biệt được đâu là người, đâu là ma trong cái thế giới dị hình của ông, để định nghĩa cái gì thuộc về ngưởi, cái gì thuộc về ma là một điều bất khả. Trong cái mặt nạ duy nhất ông để lại cho tôi; vì tấm thịnh tình của một lữ khách không quản đường xa mà tìm tới; là cái mặt nạ có tên người Dũng cảm (大膽人).
Phía trước và sau của mặt nạ người Dũng cảm trong sưu tập của tôi
Đây là một con người với khuôn mặt được kéo dãn phần giữa do có tới bốn cái mũi chồng lên nhau, mặt mày trông dị dạng như ma và không như mô tả về hình ảnh của một người dũng cảm lý tưởng. Có chút biểu cảm về sự ngạc nhiên trong cái nhướng mày đẩy tròng đen lên phía trên mắt. Phải chăng ông Vũ đã bắt được cái thần của lời khen cho một hành động dũng cảm, người được khen mặc dù rất ngạc nhiên nhưng cũng phổng mũi vì thích. À, ra đây là phần cảm xúc thuộc về người, của người nào phải của ma đâu!

Tôi đứng trong bảo tàng của ông mà cứ ngỡ như đang lạc trong cõi dục giới (World of Sense- Desires, Kama Loka) của thế giới sa bà (Samsara), nơi tham ái cai trị thân tâm chúng sinh, nơi phát sinh phiền não và vật dục (xem thêm: the gioi ta ba). Ngũ dục (sắc dục, thinh dục, hương dục, vị dục và xúc dục) mà chúng sanh thọ nạn trong đời đang hiện diện nơi đây, rõ ràng, trực quan và không cần bàn cãi. Nếu có ai đó hỏi rằng: Có một nơi nào đó, nơi con người sống với những cực đoan quái đản của con người? Tôi sẽ không do dự mà trả lời rằng: Nơi đây, bảo tàng mặt nạ của ông Vũ.


Thursday, 17 November 2016

Green Lion Mask, history of a symbol

Few people know that General MacArthur, Japanese's great friend, who also indirectly saves Taiwan from the communist’s disaster. Before the Korean War happened, the strategists said that Taiwan "can become an aircraft carrier that cannot be sunk" This idea was awakened President Truman about the importance of the island which make Taiwan become an "American defences in the Pacific" to block communist China's progress. Chiang Kai-shek (蔣介石) escaped but Taiwan is put to face mainland once again. The island is droped in the same identical story of General Zheng Chenggong (成功) with the "Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement " (反清 复明) nearly three hundred years ago. Both chose Taiwan as a base, followed them are officials deeply attached to the old regime, combined with immigrants from the mainland who refused to surrender the new regime. The ultimate goal of both officials and immigrants is recaptured what was once theirs.

Ramble a bit to see that the resistance spirit of Taiwan to Mainland has deep roots in its history. Though times ups and downs, this mainstream thinking is never broken, it leaves very interesting physical evidence called Green Lion Mask as the way of expressing the spirit into action. It is a proof as a symbol for the resistance spirit of Taiwanese immigrants through many turbulent periods of Chinese history.

Green Lion mask

(Green Lion) is pronounced Shi Qing totally similar with (Qing army) is invoking the troops of the Qing, so the mask becomes an allusion of the enemy that those who belong to "Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement" assigned to it. Green Lion appeared in a lion dance originated in Fujian, where nurturing and most sustained Anti-Manchu movement after the collapse of Ming Dynasty.

This mask is not same both kinds of traditional North Lion (北 獅) and South Lion (南 獅) head of China. It is round and flat and not have bulky shapes as usual.
The Green Lion mask in my collection
The explanation for this simple form might have derived from its intended use. Initially Green Lion mask is used as a tool to practice martial arts, the enemy showed on a support tool is obviously effective soldiers stimulating. The simple, handy and easy to make are required elements for a weapon of rebel have been incorporated into this Green Lion mask. Can do it from any circular objects in everyday life, such as baskets, dustpan... The only special requirement is that it must be drawing an extremely aggressive face as a reference about the brutality of the Qing army in the conquest of Han Chinese in southern China.
Bulging eyes, sharp fangs on the agressive face
Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement failure after the Qing took Taiwan island from the hands of General Zheng Chenggong in 1683, then the Qing dynasty collapsed in 1912 but Green Lion mask still remains in the land of Taiwan, it is especially popular in Fujian community. Symbol of hatred gradually be transformed into a mascot symbol of protection same as the consciousness that the Chinese think of lions for centuries.

The original natural feelings gradually moulding into standard shapes like a lot of the traditional symbols of this country. Green Lion mask must follow the regulations on the origin of the Chinese culture combined with the characteristics of native Taiwanese life. Green is the colour of the island located warm area in the southern with dense trees, and fertile farm to feed its population, so green now have the sense of security than threat one. The protective meaning is further highlighted by the Bagua (Eight Trigrams) drawn on the forehead as a sign of power to dispel evil spirits of this mascot.
Detail decoration of Bagua, Wang word, clouds and mouth on the mask
Underneath the bagua never lack of Wang () character represent the lion has been tamed and no longer a beast. Down below is the gold ingot shape mouth symbol of wealth and prosperity. Decorative yellow cloud on the cheeks represents unconcern spirit, lineage and endless luck.

The parts of the face are symmetrically arranged of horizontal and vertical follow Three Mountains and Five Mountains  possition principle. Three Mountains is the vertical arrangement of the forehead, nose and chin. Cheeks are two other mountains are arranged horizontally across the face, combining them together to form the Five Mountains in a precise and close arrangement. It is not only in accordance with the scientific concepts but also the sense of fairness and justice.

Mask always drawn by five colours white, blue, black, red, and yellow are symbolizing the five elements that correspond to metal, wood, water, fire and earth. The Chinese believe that the fluctuations of the five elements will affect the fate of a people and impact on the cycles of the universe. Both cosmology and worldview of China are perfectly combined in this simple mask.

These changes follow the history of the exodus

The Green Lion mask nowadays has drawn eyebrows are differently than the original which has two blades mounted on it. It is thought that master Gan De Yuan held a concert in Quanzhou 泉州, in a symbolic act, a Green Lion head is cut to declare the collapse of the Qing dynasty in 1912. This strike does not meant a break; it just cut off military nature of the performances. From that moment onwards, Green Lion no longer has two blades eyebrows and be used as a form of physical training (source: green lion).
Green Lion Head with two blades eyebrow (source: t85-topic)
Sishijia located in northwest Cianjhen District of Kaohsiung city are recognized as the earliest village has lion dance during the Qing Dynasty. Due to its geographical location surrounded by the ocean, it is often invaded by pirates in the early days when the residents follow General Zheng Chenggong to settle in the island. During free days after harvest time, the army and people here draw lion face on their dustpan, they use it for entertainment and training marital art for their people. There is martial art called Song Jiang Battle Array. A lion dance always performs a dance before the Song Jiang Formation sets off. This Green Lion is very famous known to its named Songjiang.
Song Jiang Green Lion head
It can be said that the history of the Green Lion mask attached to the Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement with its related exodus. At first, in the second half of the 17th century, a large number of Han Chinese from Quanzhou and Zhengzhou district of Fujian Province has immigrated to Taiwan. Later, they call this group of people is Hokkien (Hokkien is another name of Fujian). Hokkien is probably the first ones invented Green Lions has round and flat form as mentioned.

Clip below shows the performance of the Green Lion Dance in martial forms of South Shaolin lion dance troop in Singapore.

And this clip also shows eye opening ceremony of blades eyebrow and white eyebrow of Green Lions of a different lion dance troupe

In 1683, after defeat General Zheng Chenggong, Qing government ban Han migrate to Taiwan, the ban was lifted in 1760 create a new big migration wave to this island, most of immigrants are Hakka people in this tim (source: lich su di dan dai loan). Hakka people coming from the south, but move slowly and live mainly in the north of Taiwan, they created a new variant of Green Lion with mouth can open. This Green Lion head style exists only in the Hakka community and seems a hybrid between bulk form of traditional lion head with the flat form of Hokkien Green Lion.

Hakka style Green Lion Head (source: Hakka Green Lion)
In addition to bulk form, the biggest feature of this Green Lion mask is the upper part of the head have round and the lower half is square shape. It reflects the concept "round heaven and square earth" in thinking about the universe of traditional China.T his is also a unique feature creates a uniquely difference of this lion.
Hakka Green Lion dance in Xiashan, Taiwan (source: Hakka Green Lion)
Taiwan history recorded an immigrant after Chiang Kai Shek's losses on the mainland in 1949 again. The government officials and a large number of people under the KMT leading to the island to build a base for the resistance war to communist. They make Taiwan become a diversify nation with many more races come from over China, old Taiwan immigrants called people come on this time is "other provinces". Those who bring the southern style, then the northern style lion head into Taiwan. They have little impact on original Green Lion making, such as the lion's mouth can open become popular in northern Taiwan and the colour of lion head becomes much more diverse since the period.
Green Lion head in Northem Taiwan (source: librarywork)
The disorder time is not support for artistic development so much, but just make it turns bad. The 1950s and 1960s witnessed the lion dance troupe associated with gangs tightly increasing. Guild originated from the "Overthrow The Qing To Restore The Ming" time is the hotbed of shady activities, violence characters in the troupes and in the fighting between different troupes has created a bad reputation for the arts of lion dance during this dark period.

In 70s and 80s Taiwan transformed itself under the industrialization. The belief in a protector and bring good things mascots placed on the shoulders of lion again. The lion dance becomes a commercial performance and more complex, by professional dance troupe performed. It almost lost its martial arts roots nowadays.

Echo of the symbol

Although only a temporary symbol of a historical period, Green Lion mask has successfully story more than its temporary role. Green Lion mask subject art history writers define one more type of lion dance which copyright belong to Taiwanese.  Its powerful light was obscured its origin, people only known Green Lion mask of Taiwan, very few people know its origin in Fujian.

Upon seeing the Green Lion masks, one can see a clear example of how history impacts on the formation of the characters of a nation. Taiwanese prefer utilitarian and fighting; they seek immediate interests, but always ready to strive for a long term future. This small island with its outstanding migrants made Taiwan prosperous by their strong energy and wise behaviour throughout its history.


Mặt nạ Sư tử xanh, lịch sử của một biểu tượng


Có ít người biết rằng tướng MacArthur, ân nhân của nước Nhật, cũng là người đã gián tiếp cứu Đài Loan khỏi họa cộng sản. Trước khi cuộc chiến Triều Tiên xảy ra, chiến lược gia này cho rằng Đài Loan “có thể trở thành một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”. Ý tưởng này đã đánh thức tổng thống Truman về tầm quan trọng của hòn đảo vốn chiếm vị trí rất mờ nhạt trước đó, trở thành một "phòng tuyến của Mỹ ở Thái Bình Dương" để chặn đường tiến của Trung Cộng. Tưởng Giới Thạch thoát hiểm nhưng lịch sử trớ trêu lại một lần nữa đặt Đài Loan vào thế đối diện với Đại Lục, trong câu chuyện giống hệt như tướng Trịnh Thành Công (郑成功) với phong trào "phản Thanh phục Minh" (反清复明) gần ba trăm năm về trước. Cả hai đều chọn Đài Loan làm căn cứ, đi theo họ là những con người nặng lòng với chính thể cũ kết hợp với dòng di dân của người đại lục không chịu quy thuận chính thể mới, cùng mục đích tối thượng là tái chiếm lại những gì đã từng là của họ.

Dông dài một chút để thấy rằng tinh thần phản kháng của người Đài Loan có gốc rễ sâu xa từ lịch sử. Cho dẫu có lúc thăng, lúc trầm, dòng chảy chủ đạo này không bao giờ đứt đoạn, nó để lại một chứng cứ vật chất rất thú vị, như là cách thể hiện tinh thần thành hành động qua hình ảnh mặt nạ Sư Tử Xanh. Một vật chứng làm biểu tượng cho tinh thần phản kháng của những di dân Đài Loan qua rất nhiều thời kỳ đầy biến động của lịch sử Trung Quốc.

Mặt nạ sư tử xanh

Sư Tử Xanh, 青狮, (Thanh sư), có cách phát âm là Qing Shi giống hệt với 清师 (Thanh quân) là cách gọi quân lính của nhà Thanh, nên vô hình chung cái mặt nạ này trở thành một ám chỉ về kẻ thù mà những người thuộc về phe "phản Thanh phục Minh" gán cho nó. Sư Tử Xanh xuất hiện trong điệu múa sư tử có nguồn gốc tại Phúc Kiến, nơi nuôi dưỡng và duy trì lâu dài nhất phong trào chống Mãn Châu sau khi nhà Minh sụp đổ.

Cái mặt nạ này không giống chút gì với các loại đầu sư tử truyền thống cả Bắc Sư (北獅) lẫn Nam Sư (南獅) của Trung Quốc. Nó tròn vành vạnh và dẹt chứ không có hình khối cồng kềnh như thông thường.
Mặt nạ Sư Tử Xanh trong sưu tập của tôi
Lý giải cho sự đơn giản này có lẽ phải bắt nguồn từ mục đích sử dụng của nó. Thoạt đầu mặt nạ Sư Tử Xanh được dùng như một dụng cụ để luyện võ thuật, việc ám chỉ hình ảnh kẻ thù vào một công cụ hỗ trợ rõ ràng là cách kích thích tinh thần binh sỹ hiệu quả nhất. Sự giản đơn, tiện dụng và dễ làm là những yếu tố bắt buộc khi chế tạo binh khí của quân nổi dậy đã được tích hợp vào mặt nạ Sư Tử Xanh này. Có thể làm nó từ bất kỳ một vật dụng hình tròn nào trong cuộc sống hàng ngày như nong, nia rổ, rá..., yêu cầu đặc biệt duy nhất là nó phải được vẽ một khuôn mặt cực kỳ hung dữ như một ám chỉ về sự tàn bạo của quan quân nhà Thanh trong cuộc chinh phục người Hán ở vùng Nam Trung Quốc.
Mắt lồi, nanh nhọn trên khuôn mặt gân guốc dữ giằn
Phong trào "phản Thanh phục Minh" thất bại sau khi người Mãn Thanh lấy hòn đảo Đài Loan từ tay tướng Trịnh Thành Công vào năm 1683 và rồi triều đại nhà Thanh cũng sụp đổ vào năm 1912 nhưng mặt nạ Sư Tử Xanh vẫn còn tồn tại trên vùng đất Đài Loan, nó đặc biệt rất phổ biến trong cộng đồng người Phúc Kiến. Biểu tượng của hận thù ngày xưa dần được chuyển hóa thành biểu tượng của một linh vật có sứ mệnh bảo vệ như tâm thức mà người Trung Quốc nghĩ về sư tử qua bao đời nay.

Những cảm xúc tự nhiên ban đầu dần dần được ép vào khuôn phép như cách rất nhiều những biểu tượng truyền thống của đất nước này được thể hiện. Mặt nạ sư tử xanh phải tuân theo những quy chuẩn dựa trên nguồn gốc văn hóa của người Trung Quốc kết hợp với những đặc tính bản địa của hòn đảo Đài Loan này. Màu xanh lá cây là màu của hòn đảo nằm ở phương nam ấm áp với cây rừng rậm rạp, và đồng cỏ phì nhiêu nuôi sống dân cư của nó, vì vậy màu xanh bây giờ có ý nghĩa của sự bảo vệ hơn là đe dọa. Ý nghĩa bảo vệ này còn được nhấn mạnh thêm bởi cái bát quái (Eight Trigrams) được vẽ trên trán như chỉ dấu cho quyền năng xua đuổi tà ma của linh vật này.
Chi tiết trang trí bát quái, chữ Vương, đám mây và miệng trên mặt nạ
Phía dưới bát quái không bao giờ thiếu hình chữ Vương (王) thể hiện việc con sư tử đã được thuần hóa, không còn là một quái thú. Dịch xuống bên dưới là cái miệng có hình thỏi vàng biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng. Trang trí đám mây màu vàng trên hai gò má tượng trưng cho tinh thần vô ưu, truyền thừa và những may mắn bất tận.

Các bộ phận của khuôn mặt được bố trí theo nguyên tắc đăng đối theo chiều ngang và dọc dựa trên Tam sơn và Ngũ sơn. Tam sơn là sự sắp xếp theo chiều dọc của trán, mũi và cằm. Hai gò má là hai ngọn núi khác được sắp xếp theo chiều ngang của khuôn mặt, kết hợp giữa chúng với nhau hình thành nên Ngũ sơn trong một sự bố trí chính xác và chặt chẽ, không chỉ phù hợp với các khái niệm khoa học mà còn có ý nghĩa của công bằng và công lý.

Mặt nạ bao giờ cũng được vẽ bởi năm màu tượng trưng cho ngũ hành là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng tương ứng với kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Người Trung Quốc tin rằng sự thăng giáng của ngũ hành sẽ ảnh hưởng tới số phận của con người và tác động tới những chu kỳ của vũ trụ. Cả vũ trụ quan và nhân sinh quan Trung Hoa được kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong cái mặt nạ tưởng như đơn giản này.

Những đổi thay theo dòng lịch sử của những cuộc di cư

Những mặt nạ Sư Tử Xanh còn thấy ngày này có lông mày được vẽ khác với nguồn gốc ban đầu là hai lưỡi đao được gắn lên đó. Người ta cho rằng võ sư Gan De Yuan 干 德 源 đã tổ chức một buổi biểu diễn ở Tuyền Châu 泉州, tại đây, trong một hành động có tính biểu tượng, Sư Tử Xanh bị chặt ngang nhằm thể hiện sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh vào năm 1912. Nhát chém này không đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt, nó chỉ cắt bỏ tính chất quân sự của việc biểu diễn. Từ thời điểm đó trở đi, Sư Tử Xanh không còn có mày đao và được sử dụng như là một hình thức đào tạo để rèn luyện thể lực (theo: green lion).
Mặt nạ Sư Tử Xanh mày đao (nguồn: t85-topic)
Sishijia nằm phía tây bắc Tiền Trấn (Cianjhen District), Cao Hùng (Kaohsiung) được ghi nhận là ngôi làng có múa sư tử sớm nhất vào thời nhà Thanh. Do vị trí địa lý được bao quanh bởi đại dương, nó thường bị xâm chiếm bởi cướp biển trong những ngày đầu khi cư dân theo tướng Trịnh Thành Công ra định cư tại hòn đảo này. Trong những lúc nông nhàn, quân và dân ở đây dùng những cái nia (dustpan) vẽ hình sư tử để giải trí và tập luyện kỹ thuật chiến đấu bằng một hình thức quân sự gọi là Trận Tống Giang (Song-Jiang Battle Array). Một điệu múa sư tử luôn luôn được thực hiện như một nghi lễ trước khi họ bày trận và con Sư Tử Xanh này nổi tiếng đến độ tên Tống Giang được dùng để gọi nó.
Mặt nạ sư tử Tống Giang (nguồn: t85-topic)
Có thể nói rằng lịch sử của mặt nạ Sư Tử Xanh gắn liền với phong trào "phản Thanh phục Minh" cùng những những cuộc di dân liên quan tới nó. Thoạt đầu, vào nửa cuối thế kỷ 17, một số lượng lớn người Hán từ huyện Tuyền Châu và Chương Châu của tỉnh Phúc Kiến đã di cư sang Đài Loan. Sau này, người ta gọi nhóm người này là người Mân Nam (do Mân Nam là tên gọi khác của Phúc Kiến). Người Mân Nam (Hokkien) có lẽ là những người đầu tiên sáng tạo ra con sư tử xanh có mặt tròn và dẹt như đề cập.

Clip dưới đây thể hiện màn biểu diễn múa Sư Tử Xanh trong hình thức luyện võ của đoàn múa sư tử Nam Shaolin tại Singapore.


Còn clip này thể hiện lễ khai quang điểm nhãn của những con sư tử xanh mày đao và sư tử xanh bạch mi của một đoàn múa sư tử khác


Năm 1683, sau khi đánh bại tướng Trịnh Thành Công, nhà Thanh đã ban hành lệnh cấm người Hán di cư đến Đài Loan, lệnh cấm này được dỡ bỏ vào năm 1760 tạo một đợt di dân lớn mới. Trong đợt này, người di dân phần lớn là người Khách Gia (Hakka) (theo: lich su di dan dai loan). Người Khách Gia đến từ phía nam nhưng di chuyển dần và sống chủ yếu ở phía Bắc Đài Loan, họ tạo ra một biến thể mới là đầu Sư Tử Xanh mở miệng được. Đầu Sư Tử Xanh kiểu này chỉ tồn tại trong cộng đồng người Khách Gia, dường như nó lai tạo giữa hình thức dạng khối của đầu sư tử truyền thống với những quy tắc thể hiện của mặt nạ Sư Tử Xanh nguyên thủy.
Mặt nạ Sư Tử Xanh của người Khách Gia (theo:Hakka Green Lion)
Ngoài cấu tạo dạng khối, điểm đặc biệt lớn nhất của mặt nạ Sư Tử Xanh này là phần đầu phía trên hình tròn và nửa dưới gồm cái miệng có thể mờ ra và đóng lại có hình vuông. Nó phản ánh quan niệm "trời tròn đất vuông" trong tư duy về vũ trụ của truyền thống Trung Quốc. Đây cũng là điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt có một không hai của con sư tử này.
Múa sư tử xanh tại Xiashan Đài Loan (theo:Hakka Green Lion)
Lịch sử Đài Loan lại tiếp tục ghi nhận một cuộc di dân sau thất thế của Tưởng Giới Thạch tại Đại Lục vào năm 1949. Các quan chức trong chính phủ cùng một lượng lớn người dân theo Quốc Dân đảng di cư sang đây làm đa dạng thêm sắc dân tại Đài Loan, họ được gọi là người ngoại tỉnh. Những người ngoại tỉnh này mang theo mình con sư tử kiểu miền nam (Nam sư), sau đó là kiểu miền bắc (Bắc sư) vào Đài Loan, chúng ít nhiều tác động lên cách tạo tác con sư tử xanh nguyên thủy, như sự xuất hiện các con sư tử có thể mở miệng ở miền bắc Đài Loan và màu sắc sư tử trở nên đa dạng hơn nhiều kể từ thời kỳ này.
Mặt nạ sư tử của vùng bắc Đài Loan (nguồn: librarywork)
Thời cuộc loạn ly không hỗ trợ nhiều cho nghệ thuật phát triển mà chỉ làm nó biến tướng xấu. Những năm 1950 và 1960, chứng kiến hiện tượng các đoàn múa sư tử liên kết với băng đảng ngày càng chặt chẽ. Nguồn gốc bang hội có từ thời "phản Thanh phục Minh" là mảnh đất màu mỡ của những hoạt động mờ ám, bạo lực ẩn giấu trong các đoàn và trong việc hành xử giữa các đoàn khác nhau đã tạo nên tiếng xấu cho nghệ thuật múa sư tử trong khoảng thời gian đen tối này.

Thập kỷ 70 và 80 Đài Loan chuyển mình theo công cuộc công nghiệp hóa. Những niềm tin về một linh vật bảo vệ và mang lại điều tốt lành lại lần nữa đặt trên vai con sư tử. Sự giàu có đến từ công cuộc đô thị hóa đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lễ động thổ, nhiều lễ khánh thành..., con sư tử cũng vì thế mang màu sắc thương mại để phục vụ cho những sự kiện này. Múa sư tử bây giờ phức tạp hơn, được các đoàn múa chuyên nghiệp thực hiện và hầu như mất hẳn cội nguồn võ thuật của nó.

Vỹ thanh

Cho dẫu chỉ là một biểu tượng nhất thời của một giai đoạn lịch sử, mặt nạ Sư Tử Xanh đã làm được nhiều hơn vai trò tạm thời của nó. Mặt nạ Sư Tử Xanh buộc những người viết lịch sử mỹ thuật phải liệt kê thêm một dạng múa sư tử thuộc bản quyền của Đài Loan chứ không phải của Phúc Kiến là cội nguồn của nó. Khi nhìn thấy mặt nạ Sư Tử Xanh, người ta nhìn thấy một vi dụ rõ ràng về cách lịch sử tác động lên sự hình thành tính cách của một dân tốc. Người Đài Loan thích thực dụng và thích tranh đấu, họ tìm kiếm lợi ích tức thì nhưng luôn sẵn sàng phấn đấu cho một tương lai dài hạn. Hòn đảo nhỏ với những lưu dân xuất sắc của nó đã làm Đài Loan thịnh vượng bằng chính năng lực và cách hành xử khôn ngoan trong suốt lịch sử của mình.


Saturday, 30 July 2016

Mặt nạ Topsy-Turvy với thơ và công án thiền


Mặt nạ Topsy-Turvy, bài thơ Gió lật lá sen hồ và công án Sư Nhan gọi sư phụ có chung một động từ gọi là "lật".

Topsy-Turvy là một trạng từ tiếng Anh chỉ sự "lộn tùng phèo" hoặc dùng để mô tả cái kiểu nói năng ngược ngạo. Thế giới mặt nạ có cái mặt Topsy-Turvy cũng mang hàm nghĩa tượng tự thế giới chữ nghĩa nhưng cao siêu hơn. Cái mặt nạ kiểu này có thể quay 180 độ, để diễn tả hai sắc thái biểu cảm đối nghịch tùy vào nhận thức của người xem. Ví dụ như là sự tương phản vui-buồn, điềm tĩnh-nóng giận hay hiền lành-gian xảo..., tất cả tùy vào cảm xúc của chủ thể.
Mặt nạ Topsy-Turvy với hai trạng thái cảm xúc khác nhau
Phía sau cái vẻ biểu cảm bên ngoài đó là ý nghĩa về sự biến chuyển của những mặt đối lập trong chính mỗi cá nhân nói riêng hay trong chính mỗi cộng đồng, mỗi xã hội nói rộng ra..., là sự thể hiện tự thân bản ngã của những thực thể độc lập. Ví dụ như sự tốt/ xấu, thiện/ ác. si mê/ thức tỉnh... trong mỗi con người.

Cái ý nghĩa của mặt nạ này, vì thế, vận vào bài thơ ăn năn của một thi sĩ đã từng là quan văn nghệ, đã từng ở "Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ/ Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ.../ Hoan hô và chửi rủa...". Ông nhìn nhận lại cuộc đời mình bằng một cú lật phản tỉnh, để biết được rằng: "Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt", là "Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất". là "À quên, chính là gọi anh về". Nhưng cái mặt trước và mặt sau của cuộc đời không thể tách ra rạch ròi như mặt nạ Topsy-Turvy thể hiện. Cho dẫu có muốn chối bỏ anh cũng phải nhận chân ra rằng: "Không có phía bên này/  Không có phía bên kia/ Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt/ Mà bên kia lá sen cũng là cuộc đời". Cuộc đời này hay cuộc đời kia, kiểu gì anh cũng phải vác nó, như vác nghiệp chướng của chính mình. Đây là bài thơ:
Mặt nạ nhìn nghiêng


          Gió lật lá sen hồ

          Gió thổi lá sen hồ lật lại phía bên kia
          Phía ấy gọi anh về
          Về đâu chưa biết nữa?
          Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió
          Ở trong hồn ai đó ném thia lia

          Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ
          Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ...
          Hoan hô và chửi rủa...
          Thế mà lật lá sen hồ, bỗng chốc phía bên kia.
          Bỗng chốc là mùi hương ở bên kia lá,
          Là ánh trăng ở trong tiếng gió,
          Là thì thầm ánh sao khuya
          Trong cỏ...
          Gọi anh đi.
          À quên, chính là gọi anh về.
          Về quê...
          Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất
          Mà lá sen hồ từng che khuất.

          Rồi lá sen hồ lật lại
          Cho hồn anh lắng nghe.
          Nghe... Nghe...
          Trong khoảnh khắc phút giây nghe hết
          Sống chết, sống chết... 

          Hai từ ấy như thoi reo, lụa dệt
          Không có phía bên này
          Không có phía bên kia.
          Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt
          Mà bên kia lá sen cũng là cuộc đời

          Hồn anh ném thia lia.

          (Chế Lan Viên. Di cảo thơ. 
          Phần III - Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (phác thảo, 1996)

Nhà thơ cứ dùng giằng trong một thứ tình cảm rất đời, giữa ước muốn níu kéo vả rũ bỏ, giữa mong ước làm một con người mới nhưng không dứt đặng đừng con người cũ, để rồi chọn giải pháp buông cho "Hồn anh ném thia lia". Ở đây ông đã buông nhưng buông để vào cõi mê chứ không buông để mà thức tỉnh. Ông không chọn con đường mà một công án thiền của Vô Môn Quan đã giải quyết cách nay chừng hơn tám thế kỷ. 

Mặt nạ Topsy-Turvy nhìn ngang
Công án thiền có tên là Sư Nhan gọi sư phụ và nội dung như thế này:

Hoà thượng Sư Nhan mỗi ngày tự gọi:

          "Bạch Thầy!
Rồi tự trả lời:
          "Dạ."
Lại nói:
          "Tỉnh táo nhé!"
          "Dạ!"
          "Mai kia mốt nọ chớ để
            người gạt nhé!"
          "Dạ, dạ!"


Vô Môn Quan bàn rằng: Sư Nhan tự bán tự mua. Ngài làm một màn múa rối. Ngài mang một mặt nạ để gọi "Sư phụ" rồi mặt nạ khác để trả lời. Mang cái khác để nói: "Hãy tỉnh táo nhé." Và lại cái khác, "Đừng để bị người khác lừa gạt nhé." Nếu ai vướng mắc vào bất cứ cái mặt nạ nào thì quả là lầm to, mà còn bắt chước Sư Nhan, thì sẽ không khác chồn cáo.

À ra là thế! Bài kệ của công án này nói rằng: "Học đạo mà không hiểu lí chân/ Bởi tại lâu rồi nhận thức thần/ Gốc nguồn sinh tử vô thủy kiếp/ Người ngu lại gọi là chủ nhân". Rằng người ta không ngộ được con người thật sau cái mặt nạ bởi họ chỉ thấy cái tự ngã. Cái tự ngã là mầm sanh tử mà kẻ mê gọi nó là chân nhân
(theo ;https://vi.wikipedia.org và http://www.duocsu.org)).

Nghĩ mà buồn thay cho nhà thơ mà tôi yêu quý. Ông cũng như tôi và chúng ta đang hợp quần trong một xã hội nhầm lẫn, xã hội của tự ngã. Cho dù chúng ta có lật chiều mặt nạ Topsy-Turvy của xã hội này, chúng ta chỉ được một mặt khác của nó, như cách Sư Nhan tự đổi vai trong vở diễn của mình (mà nếu làm như vậy thì khác gì cách nghĩ, cách làm của loài chồn cáo, cầm thú như Vô Môn Quan bàn vậy). Chỉ khi xã hội buông được cái Topsy-Turvy của mình thì nó mới là xã hội minh triết.

Chì lật thôi không đủ, cần phải buông mới giải quyết vấn đề.

Tiếc rằng một cá nhân có thể đi tu để đạt minh triết nhưng một xã hội làm sao đi tu được. Có công án nào của thiền giải đáp câu hỏi này đây?