Wednesday, 11 December 2013

Mặt nạ Venice - Những đôi mắt khép mở





" phải có con mắt canh sáu mới thức suốt được năm canh.
người ta hát những ngày mai ca hát? còn Tư Mã? tôi?
tôi đã hát những ngày mai - không hát?
bây giờ tôi hát - lạc quan đen?"

(Viếng Bùi Xuân Phái - thơ Trần Dần)


Stanley Kubric và mặt nạ của anh em nhà Boldrin.

Cái chết đen tối: bất ngờ và bí ẩn của đạo diễn Stanley Kubric sau khi ông hoàn tất bản chỉnh sửa cuối của phim Eyes Wide Shut (tựa tiếng Việt: Mắt nhắm hờ), đã đặt ra rất nhiều nghi vấn cho dư luận vào những năm cuối thế kỷ trước. Những thông điệp được truyền đạt thông qua các biểu tượng ẩn dụ tinh tế của Eyes Wide Shut* đã làm nên một Stanley Kubric độc đáo và khác biệt trong thế giới, vốn đã nhiều quái kiệt, của Hollywood.

Trái: Stanley Kubric, Phải: poster phim. Hình trong poster: Allice (Nicole Kidman) đang hôn Bill (Tom Cruise) nhưng mắt lại nhìn vào kính, nàng đang đeo mặt nạ của mình.
"Eyes wide shut không đơn thuần là một bộ phim nói về các mối quan hệ, nó nói về ngoại lực và những yếu tố tác động lên mối quan hệ đó. Nó nói về cái nguyên lý cơ bản tạo ra tác động vòng vo vô tận, lên mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà trong thế giới hiện đại suy đồi và đầy rối loạn. Quan trọng hơn, bộ phim đề cập tới một nhóm thống trị thế giới hiện đại - cái nhóm tinh hoa bí ẩn này đã làm xói mòn những nguyên lý cơ bản trên trong một bối cảnh bí truyền đặc biệt"... "Liệu ông đã tiết lộ cho công chúng quá nhiều và quá sớm? Có lẽ thế" (xem thêm:http://vigilantcitizen.com/moviesandtv/the-hidden-and-not-so-hidden-messages-in-stanley-kubriks-eyes-wide-shut-pt-i/).

Vâng. Những cái mặt nạ Venice ông sử dụng để che mặt "cái nhóm tinh hoa bí ẩn" trong buổi tiệc hoang đàn của giới quý tộc New York thời đó, có lẽ cái làm cho sự "nhạy cảm" trở nên có tác động mạnh mẽ. Rất nhiều mặt nạ được sử dụng trong phim, mỗi cái mỗi vẻ như muốn lột tả bản chất tàn bạo của "một xã hội ẩn mật huyền bí sẵn sàng loại bỏ những ai cắt ngang nó". Vốn đã có tính chất huyền bí, qua bộ phim này, mặt nạ Venice được khoát thêm một lớp áo chùng thâm tà thuật nữa trên mình.

Những mặt nạ trong phim
Có dịp thăm Venice, xin đừng quên ghé qua La Bottega dei Mascareri, cái cửa hàng nhỏ nằm bên dưới cầu Rialto có lẽ là cửa hàng bán mặt nạ nổi tiếng nhất Venice hiện thời. Sự nổi tiếng có được nhờ tinh thần tiên phong của chủ tiệm là anh em nhà Boldrin: Sergio và Massimo, trong công lao chấn hưng lại nghề làm mặt nạ Venice ở những năm 70 của thế kỷ trước. Nhưng sự nổi tiếng trở nên có sức lan tỏa ra khắp thế giới của cửa hàng này, chính nhờ bộ phim Eyes wide shut đề cập bên trên.

Sergio và Massimo Boldrin trong cửa hàng của mình
Tất cả mặt nạ trong phim đều do cửa tiệm này sản xuất, một số theo phong cách Venice truyền thống, số lớn còn lại được thiết kế theo yêu cầu riêng của phim. Sau khi phim trình chiếu, rất nhiều bản sao được sản xuất và bán ra bên ngoài, những bản sao này chính là "đặc sản của bổn tiệm".

Bảng quảng cáo trong cửa hàng. "Cung cấp mặt nạ cho phim Eyes wide shut của Stanley Kubrick, diễn bởi Tom Cruise và Nicole Kidman"
Tôi có được hai bản sao của cửa tiệm này, đây là quà tặng do chú em đem về từ Venice. Một cái tên là Pierot Tragico (tiếng Anh: pierrot tragic - người hát rong đau khổ), cái khác tên là Vollto Scacchi. Cả hai mặt nạ được chế tác tinh xảo, có kiểu vẽ khắc họa được cảm xúc thật và rất mãnh liệt của nhân vật.

"Người hát rong đau khổ" của tôi
Người hát rong đổ lệ trên lớp son phấn nhạt nhòe, hai mắt nhìn trừng trừng và cái miệng há hốc cố nuốt lấy không khí trong trạng thái ngột thở vì kiệt sức và kinh hãi. Lúc nào ngắm cái mặt nạ này tôi đều liên tưởng tới The scream (Tiếng thét) đầy ám ảnh của danh họa Edvard Munch, cái nỗi sợ hãi dường như ập tới và thét thẳng vào mặt người xem, nó giao tiếp với tôi bằng ngôn ngữ của sốc điện: nhanh và bỏng rát.

The scream và Pierot Tragico
Cái mặt nạ Vollto Scacchi lai gợi liên tưởng nhiều đến L'Inconnue de la Seine (Người phụ nữ vô danh của sông Seine). Ở đây không do cảm xúc mà là do sự hài hòa của những chi tiết tạo nên một khuôn mặt phụ nữ đẹp: mũi cao thanh tú, đường chân mày sắc, đôi mắt có vẻ buồn, đặc biệt nhất là đôi môi mím lại một chút nhẹ nhàng đầy bí ẩn.
L'Inconnue de la Seine và Vollto Scacchi
Toàn bộ khuôn mặt được phủ nhũ đồng nửa đậm, nửa nhạt. Không hiểu tác giả có ẩn ý gì, có phải nhằm ngụ ý tới mảng sáng và mảng tối trong tâm lý phụ nữ? Nhớ rằng kiểu vẽ mặt bên đậm bên nhạt này không phải là kiểu trang trí truyền thống của mặt nạ Venice.

Mặt nạ Vollto Scacchi trong sưu tập của tôi
Những chiếc mặt nạ Venice

Mặt nạ Volto còn được gọi là Larva, trong tiếng Latin có nghĩa là mặt nạ (mask) hay ma (ghost). Nguyên thủy mặt nạ kiểu này có màu trắng, và chỉ được dùng cho nam giới.

Thánh linh của Lễ hội hóa trang Venice với con ngựa hoang là biểu tượng của tình dục, mặt trăng là ban đêm và hoa là khoảng thời gian hào hoa nhất của năm, trong mặt nạ Volto truyền thống (theo:http://www.delpiano.com/carnival/html/spirit.html)
Theo thời gian volto biến đổi để trở nên lộng lẫy và sang trọng với các chi tiết trang trí bằng lông chim, gấm vóc, lụa là có đính kim cương hay đá quý. Volto dần trở nên là kiểu mặt nạ hóa trang tiêu biểu của phụ nữ, tạo nên vẻ thanh lịch cho người đeo do mặt nạ thường đi kèm với quần áo đắt tiền và trang sức quý giá.

Mặt nạ vollto Hoa Mẫu đơn trong sưu tập của tôi
Các mascherari (người làm mặt nạ) là bậc thầy trong nghệ thuật hòa sắc. Mặt nạ Hoa mẫu đơn đỏ rực rỡ trong hòa sắc diễm lệ trái với volto đen huyền bí nhưng không kém phần đài các bên dưới đây.

Mặt nạ volto đen huyền bí trong sưu tập của tôi
Mặt nạ Venice mang bản chất đặc trưng của thị trấn miền biển và dân cư của nó: về mặt địa lý, đây là một không gian ngụ cư nhỏ của những con đường đá hẹp và kênh rạch chằng chịt, từ nhà này có thể với tay đụng phải nhà kia. Trái lại, cư dân của Venice là thủy thủ, thương nhân, nhà thám hiểm..., những tâm hồn phóng khoáng và sung túc bị giữ trong  một không gian chật chội ắt hẳn phải tìm cách giải phóng mình. Đeo mặt nạ là cách xóa nhòa địa vị xã hội và những rào cản giao tế thường nhật. Mặt nạ Venice, vì thế, giống như một trò chơi dựa trên sự phá vỡ các quy tắc, một sự xa xỉ mà chỉ có một nước cộng hòa giàu có, với một trong những tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất vào thời đó, có thể đủ khả năng.

Trong Eyes wide shut, Stanley Kubric sử dụng một cái mặt nạ volto rất đặc biệt được trang trí bằng lông chim cho Amanda, một beta slave là nữ nhân vật đã chịu chết thay cho bác sĩ Bill khi anh vô tình xâm phạm thế giới bí ẩn của nhóm tinh hoa New York.

Beta slave Amanda (trái) và mặt nạ volto lông chim
Tại sao Amanda mang mặt nạ lông chim, nổi bật và rất khác biệt so với những beta slave khác? Tại sao nàng phải chết như một vật thế thân? Phải chăng đạo diễn muốn ám chỉ tới số phận của công cụ phụ nữ trong trò chơi quyền lực?

Mặt nạ volto lông vũ trong sưu tập của tôi
Theo cách nghĩ thông thường, người ta đeo mặt nạ để che giấu một sự thật hay một sự giả dối nào đó. Với mặt nạ và Venice carnival, người ta đeo mặt nạ là để trở nên chính mình với cảm giác tự do là tâm trạng chi phối chủ đạo của lễ hội. Chính vì tư tưởng này mà lễ hội đã bị lạm dụng bởi những thành phần bất hảo, họ tổ chức đánh bạc suốt ngày và lạm dụng tình dục bừa bãi quá mức. Lễ hội Venice dần trở nên hỗn loạn và trác táng theo thời gian phát triển, cho đến khi suy đồi vào thế kỷ 18. Những đạo luật đã được đưa ra nhằm giữ tinh thần của lễ hội trong suốt nhiều thế kỷ sau đó như mặt nạ chỉ được đeo trong không gian lễ hội, cấm đeo vũ khí khi mang mặt nạ, cấm gái làng chơi đeo mặt nạ hay không cho phép dân cờ bạc được hóa trang trong một thời gian dài. Chính phủ giới hạn sự kiện bằng cách chỉ cho phép lễ hội diễn ra ở một thời gian nhất định trong năm, nhưng như một nhu cầu thiết yếu; không những của Venice mà đã trở nên phổ biến ở châu Âu; những lễ hội kín bất hợp pháp vẫn được tổ chức. Nghi lễ trong Eyes wide shut mang ý nghĩa mờ ám này.

Vòng tròn nghi lễ trong phim đang bao vây và chuẩn bị trừng phạt Bill khi beta slave bất ngờ nhận tội chết, bằng hành động này, Amanda trở thành chính mình, với một quyết định tư thân (một master thay vì slave) trong khi mang mặt nạ volto
Mặt nạ Bauta còn gọi là Bautta có lẽ là kiểu mặt nạ có hiệu quả cải trang cao nhất và được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại mặt nạ Venice, thường bauta đi kèm với mũ ba góc (tricone) và áo chùng đen gọi là tabarro. 

Người đàn ông giấu mặt, được cho là thân chủ đặc biệt của bác sĩ Bill: ông Ziegler (trái) và mặt nạ bauta của tôi (phải)
Người ta không chắc chắn lắm về nguồn gốc tên gọi của bauta nhưng giả định cho rằng bauta xuất phát từ gốc tiếng Đức là behüten, “to protect”- bảo vệ, được chấp nhận nhiều hơn cả. Bauta có hình dạng rất đặc biệt với cằm dài và nhọn nhưng không có miệng, hình dạng này cho phép người đeo mặt nạ dễ dàng ăn uống và đặc biệt, nó làm cho giọng nói của người đeo mặt nạ bị biến đổi khác đi. Điều này thật sự có hiệu quả bảo vệ người dùng theo nghĩa đen của nó.

Cái mặt na bauta này sưu tầm bên Pháp nhưng được chế tác theo phong cách Venice
Mặt nạ Jester còn gọi là Jolly là một kiểu mặt nạ hề rất đặc trưng của Venice và cả châu Âu. Điểm đặc biệt nhất của mặt này là chiếc mũ mềm nhiều chỏm và khuôn mặt luôn luôn cười.

Mặt nạ Jester trong sưu tập của tôi
Mặt nạ Morreta (nghĩa là kiều nữ đen bé bỏng - little brunette) hay muta là một cách thể hiện hoàn toàn khác biệt, mặt nạ này hình oval, không che hết khuôn mặt mà chỉ che vừa khít một phần nhỏ mặt gồm mắt, mũi và kéo xuống miệng. Có duy nhất một màu đen tuyền và chỉ dùng cho phụ nữ. "Muta" có nghĩa là câm nín (mute-tiếng Anh). Trong thực tế người phụ nữ mang mặt nạ này không thể nói được vì họ phải giữ nó bằng cách dùng răng của mình cắn vào một hạt nút bên trong mặt nạ. Chỉ khi cô ấy muốn trả lời hay tỏ thái độ thân thiện với người đàn ông để ý đến cô, nàng mới buông mặt nạ và thể hiện cảm xúc của mình.

Mặt nạ Morreta trong sưu tập của tôi
Morreta là các âm mưu của sự im lặng, morreta giống như một phương tiện để quyến rũ đàn ông, nó tạo ra một người phụ nữ quyến rũ hơn không chỉ bằng cách khoe cơ thể mà còn làm cho họ trở nên bí ẩn. Hơn nữa, morreta cho phụ nữ mức độ độc lập hơn trong việc quyết định ai là người họ muốn nói chuyện để bắt đầu một quan hệ mới.

Mặt nạ Medico della peste (The Plague Doctor - Bác sĩ dịch bệnh), có lẽ gọi tên mặt nạ này là Bác sĩ tai ương mới phản ánh chính xác ẩn ý của nó.

Hình mô tả Plague Doctor (trái) và mặt nạ Medico della peste (phải)
Hình ảnh một nhân vật kỳ dị phục trang kín mít, với áo trùm từ cổ xuống gót chân, tay đeo găng, đầu đội mũ, mắt mang kiếng và luôn có cái gậy đi kèm, là một thứ "áo giáp" của bác sĩ rất phổ biến ở châu Âu trong những kỳ đại dịch vào thế kỷ 14. Theo "thuyết chướng khí" (miasma theory) thời đó, dịch bệnh được gây ra bởi "không khí xấu" thở ra từ xác chết, đầm lầy, nước bị ô nhiễm và những nơi các điều kiện vệ sinh kém. Không hít thở không khí như vậy sẽ ngăn chặn bệnh dịch hạch ảnh hưởng đến mình, đó chính nguyên nhân ra đời của loại trang phục luôn đi kèm với mặt nạ Medico della peste lạ lùng bên trên (theo: http://www.camacana.com/the-plague-doctor/#.Use30vt-5EU)

Mặt nạ Medico della peste trong sưu tập của tôi
Cái mặt nạ có hình mỏ chim này là một thứ đồ bảo hộ lao động rất hữu ích, nó giúp bác sĩ không tiếp xúc với bệnh nhân và giữ khoảng cách đủ để "khí xấu" không tác động tới họ. Theo thời gian, từ chỗ là một vật dụng thực tế, mặt nạ bác sĩ tai ương đã trở thành một biểu tượng. Ngay cả sau khi "thuyết chướng khí" bị bác bỏ, mặt nạ bác sĩ tai ương vẫn tồn tại và hình ảnh luôn gắn với những tai họa.
  
Trở lại với Eyes wide shut, sau khi Amanda xác quyết hành động bảo vệ bác sĩ Bill của mình, một người đeo mặt nạ bác sĩ tai ương liền xuất hiện như một ám chỉ cho tại họa sẽ đổ xuống đầu nhân vật. Lại một ẩn dụ nữa được thể hiện khá rõ ràng trong phim của Stanley Kubric, hôm sau bác sĩ Bill đọc được tin về cái chết của Amanda do dùng thuốc quá liều.

Người đeo mặt nạ bác sĩ tai ương xuất hiện bên cạnh Amanda
Sự tàn khốc và hậu quả khủng khiếp của các trận dịch đã để lại một chấn thương tâm lý hằn sâu trong tâm thức Âu châu thời trung cổ. Mặt nạ Bác sĩ tai ương đã luôn gắn liền với cái chết, ngay cả khi nó đã trở thành một trong những mặt nạ của Commedia dell'arte.

Commedia dell'arte: còn gọi là Italian Comedy, một hình thức biểu diễn kịch dân gian ứng khẩu của Ý, thường không có kịch bản trước và sử dụng rất ít đạo cụ. Điều đặc biệt là các diễn viên đeo mặt nạ khi diễn, thường chỉ có khoảng 10 vai diễn gồm 8 nam, 2 nữ thể hiện câu chuyện xoay quanh ba tuyến nhân vật: người hầu, người già và người đang yêu. Cốt truyện thường là những người trẻ đang yêu bị ngăn cản bởi người già, nên phải tìm đến người hầu nhờ gỡ rối. Câu chuyện thường kết thúc có hậu bằng một đám cưới và các lỗi lầm được bỏ qua (theo:http://hetrongbep.wordpress.com/2008/06/01/kịch-y/). 

Mặt nạ Colombina có nguồn gốc từ Columbine (little dove - con chim câu nhỏ) một người hầu nữ, lanh lợi, láu cá và thường trang điểm đậm trong Hài kịch ứng khẩu Ý (Commedia dell'arte).

Mặt nạ Colombina đỏ
Colombina là kiểu mặt nạ bán phần, nó chỉ che nửa trên khuôn mặt, thường chỉ để trang điểm và làm duyên chứ không có tác dụng giấu kín khuôn mặt người đeo như kiểu mặt nạ toàn phần.


Mặt nạ Colombina vàng
Có một giai thoại** kể rằng mặt nạ Colombine trở nên phổ biến bởi một nữ nghệ sĩ Hài kịch ứng khẩu Ý có cùng tên, vào thời gian đầu của loại hình kịch nghệ này. Người ta nói mặt nạ Colombine được thiết kế riêng cho cô ấy cô không muốn khuôn mặt xinh đẹp của mình bị bao phủ hoàn toàn.

Mặt nạ Colombina trắng
Colombina làm phong phú thêm kho tàng mặt nạ Venice bởi nó để cho nghệ nhân quá nhiều đất trống cho sáng tạo, sẽ không thể kể hết các phong cách và những cách tân trong thể hiện hình dạng, họa tiết, hoa văn, màu sắc... sẽ không ngoa khi nói rằng colombinabikini của thời trang mặt nạ, nó hấp dẫn ở chỗ bí mật muốn giấu luôn mời gọi người ta "bật mí" của nó.

Mặt nạ Colombina đen

Và một colombina rất đặc biệt của tôi: sự kết hợp giữa lông chim, hạt cườm và họa tiết chùm nho trong nghệ thuật thời phục hưng của Ý.

Mặt nạ Colombina đen kết hợp với hạt cườm
Và những đôi mắt

Em tôi nói mặt nạ có "những hốc mắt vô hồn". Đúng vậy. Và còn rất đúng với mặt nạ Venice luôn chừa những hốc mắt trống rỗng nữa. Nhưng liệu có hẳn đúng vậy không? Bởi đằng sau mỗi hốc mắt bao giờ cũng ẩn khuất những đôi mắt: những "con mắt - chạy vào trong"*** đầy ẩn dụ. Rằng " phải có con mắt canh sáu mới thức suốt được năm canh", rằng chỉ có cách nhìn của con mắt thứ ba mới thấy được linh- hồn- mắt- mặt- nạ.

"Những con mắt tình nhân / Nuôi ta biết nồng nàn / Những con mắt thù hận / Cho ta đời lạnh căm / Những mắt biếc cỏ non / Xanh cây trái địa đàng / Những con mắt bạc tình / Cháy tan ngày thần tiên"..." "Những con mắt trần gian / Xin nguôi vết nhục nhằn / Những con mắt muộn phiền / Xin cấy lại niềm tin / Những con mắt quầng thâm / Xin tươi sáng một lần / Cho con mắt người tình /Ấm như lời hỏi han"... "Nhìn lại nhau có mắt lo âu / Xin vỗ về muôn yêu dấu / Nhìn lại nhau che những cơn đau /Tìm dưới bóng ngọt ngào " (Những con mắt trần gian, nhạc Trịnh Công Sơn).

Ôi những con mắt! Bất kỳ con mắt nhân gian nào của nhạc sĩ tài hoa cũng có thể vận vào cái thế giới đa đoan của mặt nạ: Thế giới của những ám thị, mở mà khép này.


Chú thích:

* Cụm từ "Eyes Wide Shut" liên quan đến một trong những phương pháp mà các Illuminati sử dụng để che giấu tội ác và các hoạt động bất chính của họ. Eyes Wide Shut mô tả hành vi người bị truy cứu mong đợi từ một thành viên cùng hội khác, những người có thể chứng kiến ​​hoạt động vi phạm pháp luật của mình. Ví dụ, nếu một người được mời gọi làm chứng chống lại người cùng hội, tất cả những gì người bị truy cứu cần phải nói với người làm chứng một cụm từ khó hiểu “Your eyes are wide shut,” và người nghe này ngay lập tức biết những gì mà họ đang được mong đợi. (theo:Kentroversy papers).

** Tôi không chắc lắm về sự chính xác của giai thoại này. Vào thời kỳ đầu của  Commedia dell'arte, nữ nghệ sĩ Isabella Andreini rất nổi tiếng xinh đẹp và thông minh nhưng nàng có điểm đặc biệt là không đeo mặt nạ khi diễn.


*** Thơ Trần Dần. Sổ bụi 1988 - Thơ mini (I).


Wednesday, 4 December 2013

Come from Japan: Tengu - Heavenly Dog masks



"Let dance my children’s
this broken leaf hat will be your heavenly dog costume
and the banana string tie its leaf as bonus money
let dance my children’s "

(poem by Tran Vang Sao)



Mid-Autumn memory of my childhood is the heavenly dog head. Not too poor as described on the poetry above but not too smooth and gloss as the current lion dance head *. Mythical creatures image danced in the dim space under the fire light of bamboo torches, the sound of drum, gong and cymbal, the smell of sweat and the heat rising from the asphalt coated streets in the fullmoon night, always have a special obsession. I do not remember much about the details but colourful shapes of stocky head, with much curved horns and long tail with placement scutes, is difficult to forget.
Old style of Vietnamese Heavently dog head (source: khap noi vui hoi trang ram)
Heavenly dog fixed in my mind like that until Tengu mask appeared. It also heavenly dog but the Japanese style too strange!
The giant Tengu mask in Kasyouzan Miroku-ji (Source:http://superkintaro.tumblr.com/)
At first, I thought this was a Japanese version of Pinocchio's because the long nose of this boy has become a symbol of threatening words for lie actions. But I was wrong; Tengu has a long history, complex and even contradictory in Japanese mythology. It owned many religious meaning depend on the religious conceptions and purpose of users.

Tengu is known for the first time in the 6th or 7th century, the same time Buddhism was introduced to Japan. In Japan Buddhist legend, Tengu is a symbol of the fallen monk, the monk is not real learning, arrogant, selfish, willing to violate or abuse the Dharma to do wrong things or to be famous. After death, they are turned into human red face with particularly long nose, called Yamabushi Tengu (source: http://www.onmarkproductions.com/html/tengu.shtml)
Tengu in a monk costume at a scary ceremonial in Furubia prefecture (source http://www.gaijindesune.com/2010/09/modern-myths-tengu.html)
Over the centuries, Tengu has a lot to change its shape and meaning. Tengu originally appeared in the shape of a bird has man body and crow head. There is a long beak on the small head and large wings with cruel claws on its body. In the form of bird, it is named Karasu Tengu. Tengu is Forest’s God, the God like kidnap adults and children; he can fire and catch those who destroy forest. The people will be released after that, but they do not remember anything anymore, Japanese call them "Tengu Kakushi" - haunted by ghost people. Over time, thinking of the mythical Tengu shifted toward more personalization, Tengu become shaped like a human being with long nose on face as described and called Yamabushi Tengu. Tengu become gods who protect the works of Japanese men in this role.
Masks of Yamabushi Tengu and Karasu Tengu at Yakuoin  Temple (near byTokyo)
A legend in Kujiki (old writting) told that Tengu original is Japanese god Susano-O (or Susanowo) - god of the seas and storms. He was the son of the god Izanagi and Izanami, later he became the spouse of the Sun goddess Amaterasu (by: http://www.thetengu.com/tengu/). He born Amanozako, a goddess has much similar to the earliest description of Tengu. So we can also think that Amanozako is the pedigree of Tengu today. The inconsistency here is that most of the stories about the Tengu are described them as men. Female Tengu never been mentioned.
A Tengu mask in a temple on the top of Miyajima mountain (source: http://ojisanjake.blogspot.com/2008/10/tengu-mask.html#.V1bMVtmLTIV)
Tengu not like arrogant and selfish man, but their reputations were arrogant, revengeful and very easy offended. In spite of the fact that they like quite solitary and peaceful life, Tengu enjoy interfere into human society. Tengu are masters in the art of transformation. Like many other species of demon, they prefer to use this ability to tease and cheat people. Most obviously, Tengu pretend to become hermit or monk to do some tricks. But unlike many other demons, Tengu rarely kill people to. The above main characteristics making them sometimes associated with images of war. According to legend, Tangu are master of fighting techniques. Minamoto no Yoshitsune (源義経), a famous warrior in late Heian period, is an excellent swordsman due to learn advance techniques from Sojobo (King of Tengu).

In the collection works, not every effort has god results. The good luck is considered that easy to bring more achievements. My first Tengu mask was collected in Taiwan, not Japan, a short one hour before the flight back to Saigon after a week of traveling from Taipei down to Kaohsiung, enough for me to have my dream mask. Truly amazing and incredibly interesting that at Kaohsiung airport, far below the southern of Taiwan has a souvenir shop that sells Japanese goods. I'm really lucky with Tengu mask below; it is the only and last remaining of this shop.
Yamabushi Tengu mask, collected in Kaoshiung on 1st of June, 2008.
The second Tengu mask is the result of a hunting trip, not random anymore. I was determined to get a Japanese Tengu on a business trip in Osaka three years ago. My friends in Osaka did not know how to find a Tengu there; I have to go to Kyoto to get my dream Tengu. But it is a bit disappointed because this mask is too simple, it is paper mache, painted and simply drawn. Look closely, it has strong in Japanese characters, that maybe the beauty of simplicity in accordance with the spirit of ancient Japan.
Paper mache Tengu mask collected in Kyoto on July 2010
Japanese Tengu, Vietnamese Thien Cau comes from the legendary Tiangu (T'ien Kou), a China original. Described as a big dog with a long fired tail like a comet in heaven, Tiangu in Chinese folk concept related to child's illness and astronomical phenomena. Tiangu feed itself by down to earth and looking for kids to eat, if it does not have kids it will eat adults and if not find the man, it will return to eat moon on the sky. When T'ien Kou eat the moon (or the sun), the lunar eclipse (or eclipse) phenomenon was appeared. Tiangu in Chinese legends often related to bad portents, "Thien Cau khi Nhat" (dog bullying the Sun) is a portend sign. "Thien Cau ha thuc" (dog come down for food) is a bad moment in Chinese astrology.

Left: T'ien Kou, Shan Hai Jing, 4th BC. Right: Zhang Tianshi shot to T'ien Kou to drive away the lunar eclipse, folk paintings.
In Vietnam, the symbolisms of Heavenly Dog have both good and bad characters. Tiangu dance, originating from China is good character, that is the way Vietnamese gratitude "celestial dog" in protecting villages, exorcise and wish good weather for a thriving season. Thiên cẩu song tinh an Cấn thổ /Tử vi lưỡng tướng định Khôn thân. (Roughly translated: Two T'ien Kou stars keep the Can direction peaceful / Two figures of horoscopes keep the Khon direction stable). It should be pointed northeast by Can direction and southwest by Khon direction. They are the two main directions of the Bridge Pagoda which is protected by two Heavenly Dogs. The dogs bring peaceful for the bridge or the land.
Bridge Pagoda now a day
Plant a tree called "Neu" in the new year even of Vietnamese traditional is a legendary way to show how the Vietnamese prevent bad character of Tiangu (see more at: http://www.truyenviet.com/133-truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/9057-s-tich-cay-neu-ngay-tt?start=1). People hanging on the tree a red amulet which was written four characters "Than Sau Uat Luy", the name of two Gods who can kill Tiangu, to prevent heavenly dogs eat death souls when they come home during the New Year even.

In the sense of comparison, Tengu Japanese went too far Tiangu original: it seems to be more bird than dog. No one could explain this and people accept it as a default. Try to explain the origin and meaning of mythology seems that "do not go far", remember that myth / legend is the product of primitive times, the product of this time is the invariant root of all the stories, but the way people behave with the gods in the story would change according to the thinking of the times they live. How to treat a divine reflects the thinking of people in their living time. In behaviour, the Japanese do not profane the Holy Spirit; they respect their gods but not blindly. Are we? See what appeared at the festivals. It seems the Vietnamese respect themselves, but blind to the Gods power!


Note:

(*) In the past, people in Hue city call lion dance is T'ien Kou dance, lion dance with the lions like today, is known for the famous royal dances named "lân mẫu xuất lân nhi" (mother lion born baby lion) .

Tuesday, 3 December 2013

Đến từ Nhật Bản: Tengu - Mặt nạ Thiên Cẩu




"múa đi các con
này đây cái nón gãy vành làm đầu thiên cẩu
và sợi dây chuối treo ngọn lá làm tiền
múa đi các con "

                                           (Thơ Trần Vàng Sao)

Ký ức trung thu của tuổi thơ tôi là cái đầu thiên cẩu. Không quá nghèo khó, rách nát như thơ bên trên nhưng cũng không quá mượt mà, bóng bẩy như cái đầu lân hiện tại*. Hình ảnh con vật thần thoại nhảy múa trong không gian mờ ảo dưới ánh lửa của đuốc tre, trong âm thanh dồn thúc của trống, tang và xập xõa, lẫn trong mùi mồ hôi người cùng hơi nóng bốc lên từ mặt đường nhựa trong đêm trung thu trăng sáng, luôn có một sức ám ảnh đặc biệt. Tôi không nhớ lắm về chi tiết nhưng màu sắc sặc sỡ của cái đầu có dáng bè bè, cùng với cái sừng cong thật cong và cái đuôi dài có vảy xếp lớp, được may bằng vải vụn của một thời khốn khổ, thì khó mà quên được.

Đầu thiên cẩu làm theo kiểu xưa (nguồn: http://tuoitre.vn/van-hoa-giai-tri/454884/khap-noi-vui-hoi-trang-ram.html )
Thiên Cẩu định hình trong trí óc tôi như vậy cho đến khi mặt nạ Tengu xuất hiện. Cũng là thiên cẩu (heavenly dog) nhưng sao thiên cẩu Nhật Bản lạ lùng quá vậy!

Mặt nạ Tengu khổng lồ ở Kasyouzan Miroku-ji (nguồn: http://superkintaro.tumblr.com )
Thoạt tiên tôi nghĩ đây là một phiên bản Pinocchio của Nhật Bản bởi vì cái mũi dài của cậu bé này đã trở thành biểu tượng răn đe cho hành động nói dối. Nhưng tôi đã nhầm, Tengu có lịch sử lâu dài, phức tạp và thậm chí đầy mâu thuẫn, trong thần thoại Nhật Bản. Nó mang nhiều sắc thái tôn giáo khác nhau tùy vào quan niệm và mục đích của người sử dụng câu chuyện.

Tengu được biết đến lần đầu tiên vào thế kỷ 6 hay 7, cùng thời Phật giáo du nhập vào Nhật. Trong huyền thoại Phật giáo Nhật bản, Tengu là biểu tượng của những thầy tu sa ngã, các ông thầy tu không có thực học, kiêu căng, ích kỷ, sẵn sàng vi phạm hoặc lợi dụng Phật pháp để làm bậy hay để được nổi tiếng, sau khi chết đều bị biến thành những hình nhân mặt đỏ có cái mũi đặc biệt dài, gọi là Yamabushi Tengu (theo: http://www.onmarkproductions.com/html/ten
gu.shtml).
Tengu trong trang phục của thầy tu tại một nghi lễ ở tỉnh Furubia (nguồn: http://gaijindesune.blogspot.com/2010/09/modern-myths-tengu.html
Trải qua hàng thế kỷ, Tengu đã có rất nhiều thay đổi cả hình dạng lẫn ý nghĩa. Ban đầu Tengu xuất hiện trong hình dạng của một ác điểu mình người đầu quạ, trên cái đầu nhỏ có chiếc mỏ dài cùng đôi cánh rộng và bộ móng vuốt dữ tợn. Trong cái lốt ác điểu có tên là Karasu Tengu đó, Tengu là thần rừng, thần có khả năng bắt cóc người lớn, trẻ con, phóng hỏa và tóm gọn những kẻ cố tình phá hoại. Những người bị Tengu bắt sau đó sẽ được thả ra nhưng họ không còn nhớ gì được nữa, tiếng Nhật gọi họ là "Tengu Kakushi"- người bị ma bắt. Qua thời gian, quan niệm về Tengu trong thần thoại thay đổi theo hướng nhân hóa hơn, Tengu có hình dạng trở nên giống người với cái mặt của Yamabushi Tengu như mô tả bên trên. Lúc này Tengu trở thành vị thần bảo vệ cho công việc của nam giới Nhật Bản.

Mặt nạ Yamabushi Tengu và Karasu Tengu ở đền Yakuoin (gần Tokyo)
Một huyền thoại trong Kujiki (cổ ký sự) lại cho rằng Tengu xuất thân từ vị thần nguyên thủy của Nhật Bản là Susano-O (hay Susanowo) - thần của biển cả và bão tố. Ông là con của thần Izanagi và Izanami và là anh, nhưng sau này trở thành người phối ngẫu của thần mặt trời Amaterasu (theo: http://www.thetengu.com/tengu/). Ông sinh ra Amanozako, một nữ thần có nhiều điểm tương đối giống với những mô tả xưa nhất về Tengu. Do đó ta cũng có thể coi Amanozako là tiền thân của Tengu ngày nay. Điều mâu thuẫn ở đây là hầu hết các câu chuyện về Tengu đều mô tả chúng dưới hình dạng đàn ông. Tengu cái không bao giờ được nhắc đến

Một cái mặt nạ Tengu ởmột ngôi đền trên đỉnh núi Miyajima (nguồn: http://ojisanjake.blogspot.com/2008/10/tengu-mask.html#.UqHd1SdJREU)

"Tengu không thích những người kiêu ngạo và ích kỷ, nhưng chính chúng lại có tiếng là kiêu ngạo, thù dai và rất dễ bị xúc phạm. Dù ưa thích cuộc sống khá tách biệt và yên ổn, các Tengu lại rất thích can thiệp vào xã hội con người. Tengu là những bậc thầy trong nghệ thuật biến hình. Cũng giống như nhiều loài yêu quái khác, chúng thích sử dụng khả năng này để trêu chọc, lừa gạt con người. Dễ thấy nhất là các tengu giả làm ẩn sĩ lang thang hoặc nhà sư để bày trò lừa gạt. Nhưng khác với các yêu quái khác, tengu ít khi giết người để ăn thịt. Chính những tính cách này khiến chúng đôi khi bị gắn với hình ảnh của chiến tranh. Theo truyền thuyết, các Tengu rất hiểu biết về các kỹ thuật chiến đấu. Minamoto no Yoshitsune (源 義経), một chiến binh nổi tiếng cuối thời Heian, tương truyền là một tay kiếm xuất sắc là do được Sōjōbō  (vua Tengu) truyền thụ "(theo: http://blog.zing.vn/jb/dt/sakura_4_9_9_8/11406154).

Trong cái thú sưu tầm, không phải cứ cố công mà có được. Cái duyên coi vậy mà lại dễ đem lại thành tựu hơn nhiều. Tôi có cái mặt nạ Tengu đầu tiên sưu tầm trên đất Đài Loan chứ không phải Nhật Bản, một giờ ngắn ngủi trước chuyến bay trở về Sài Gòn sau một tuần rong ruổi từ Đài Bắc Xuống tận Cao Hùng, đủ cho tôi có cái mặt nạ mơ ước. Thật sự ngạc nhiên và vô cùng thú vị khi tại sân bay Cao Hùng, tít phía dưới cực nam của Đài Loan lại có một quấy hàng lưu niệm chuyên bán đồ Nhật Bản. Tôi thật sự may mắn khi cái mặt nạ Tengu bên dưới, là cái duy nhất và còn lại sau cùng của cửa hàng này.

Mặt nạ Yamabushi Tengu, sưu tầm tại Cao Hùng (Kaoshiung) ngày 01/06/2008.
Cái mặt nạ thứ hai là thành quả của một chuyến đi săn chứ không phải là của ngẫu nhiên nữa. Tôi quyết tâm có được một Tengu Nhật Bản trong chuyến làm ăn ở Osaka ba năm về trước, người Osaka không biết tìm Tengu ở đâu, phải về tới Kyoto tôi mới kiếm được một Tengu ao ức. "Ức" chứ không phải là "ước", ức vì cái mặt nạ này đơn giản quá, nó làm bằng giấy bồi, sơn vẽ sơ sài, tuy nhiên nhìn kỹ lại cũng thấy có thần thái Nhật Bản, tự an ủi mình rằng có thể đó là cái đẹp của sự giản dị đúng theo tinh thần Nhật Bản cổ xưa.

Mặt nạ Tengu bằng giấy bồi, sưu tập tại Kyoto tháng 7/2010
Tengu Nhật Bản, Thiên cẩu Việt Nam đều xuất phát từ nguồn gốc là huyền thoại Tiangu (T'ien Kou) Trung Quốc. Được mô tả là một như là một con chó lớn có cái đuôi lửa dài như sao chổi ở trên trời, Tiangu trong quan niệm dân gian Trung Quốc, liên quan tới bệnh hoạn của con nít và hiện tượng thiên văn. Tiangu nuôi sống mình bằng cách xuống trần gian tìm con nít để ăn, nếu không có con nít nó sẽ ăn người lớn và nếu không tìm ra người, nó sẽ quay về trời ăn luôn mặt trăng. Khi thiên cẩu ăn mặt trăng (hay là mặt trời), đó là lúc xảy ra hiện tượng nguyệt thực (hay nhật thực). Thiên cẩu trong huyền thoại Trung Quốc thường liên quan tới điềm xấu, "Thiên Cẩu Khi Nhật" (chó hiếp đáp mặt trời) là điềm báo tai ương, giờ "Thiên cẩu hạ thực" là giờ xấu trong khoa chiêm tinh Trung Quốc.

Trái: Thiên Cẩu, Shan Hai Jing, TK 4, Trước CN. Phải: Zhang Tianshi bắn thiên cẩu để phá nguyệt thực, tranh dân gian.
Ở Việt Nam, ý nghĩa biểu tượng của Thiên cẩu có cả hai thuộc tính lành và dữ, múa thiên cẩu; có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào; là thuộc tính lành, là cách người Việt tỏ lòng biết ơn "chó nhà trời" trong việc bảo vệ xóm làng, trừ tà ma và cầu mong mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Hai câu đối ở chùa Cầu Hội An còn ghi rõ rằng: Thiên cẩu song tinh an Cấn thổ /Tử vi lưỡng tướng định Khôn thân. (Tạm dịch: Hai sao Thiên cẩu trấn an đất Cấn / Hai tướng Tử vi định giữ cung Khôn). Cung Cấn chỉ hướng Đông Bắc, cung Khôn chỉ hướng Tây Nam, là hướng chính của chùa Cầu, được cặp Linh Cẩu chính là hai vị thần Trời cử xuống để canh giữ sự bình yên cho chiếc cầu/vùng đất này.
Câu đối trước kia nằm ơ hai cột trụ này nhưng nay không còn nữa, do bị mờ dần qua thời gian nên người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả Phật thủ (nguồn: http://www.aseantraveller.net/tin-tuc/417_chua-cau-hoi-an.html)
Tục dựng cây nêu ngày tết trong một truyền thuyết ít biết hơn lại thể hiện cách người Việt ngăn thuộc tính dữ của Thiên cẩu (xem thêm: http://www.truyenviet.com/133-truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/9057-s-tich-cay-neu-ngay-tt?start=1). Người ta dùng một cái bùa màu đỏ có bốn chữ "Thần Sầu Uất Lũy", là tên hai vị thần có khả năng trừ được thiên cẩu, treo trên ngọn cây nêu nhằm xua đuổi chó trời xuống ăn linh hồn người chết khi họ về thăm nhà trong dịp đầu năm.

Trong ý nghĩa so sánh, Tengu Nhật Bản đã đi quá xa so với nguồn gốc T'ien Kou ban đầu: nó có vẻ là chim hơn là chó. Không ai lý giải được điều này và mọi người chấp nhận nó như một mặc định. Cố gắng giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của thần thoại có vẻ như là chuyện "không đâu vào đâu", nên nhớ rằng thần thoại/huyền thoại là sản phẩm của thời nguyên thủy, sản phẩm của thời mông muội này là nguồn gốc gần như bất biến của tất cả các câu chuyện, nhưng cách con người  hành xử với thánh thần trong câu chuyện đó lại thay đổi theo tư duy của thời đại họ sống. Cách một người đối xử với thánh thần như thế nào phản ánh sự phát triển tư duy văn minh của người ta tới đó. Trong cách hành xử, người Nhật không báng bổ thánh thần, người ta tôn trọng thánh thần nhưng bản thân không mù quáng. Còn chúng ta? Thấy gì qua các lễ hội? Dường như người Việt chúng ta tôn trọng bản thân nhưng mù quáng với thánh thần!


Chú thích:

* Hồi trước, ở Huế người ta goi múa lân là múa thiên cẩu, múa lân với con lân giống như hiện nay, được biết đến qua điệu múa cung đình nổi tiếng là "lân mẫu xuất lân nhi" (lân mẹ đẻ lân con). 












Wednesday, 27 November 2013

Come from Japan: Hyottoko, Okame and Konkichi Masks


It may accidentally, but it seems most Vietnamese people access to Japanese culture by exploring its stoic philosophy. Zen is the dominant ideological factor. Japan country appear in our mind through the Samurai, Geisha, Bonsai, Noh and even Tatami images. All of them must follow a strictly standard as a presentation for the stoic philosophy of Japanese spirit.

Japanese real life much more lively, the flow of folk culture brought in it numerous festivals throughout the year. The festivals filled with funny and even superstitious images, as an example for pure but variety culture of the Japan. Hyottoko masked dance festivals in Japan is a good example.
Poster of Summer Festival Hyuga Hyottoko (source: http://www.hyottoko.jp/fs/english/characters.html)
Masks of Hyottoko: Hyottoko is a clumsy man, he is very willing to work but fails at all the jobs he is given. Finally, the best thing he can do is keep the fire of his village which can help other peoples focus on fields. He used a tube of bamboo as a tool to blow the fire, so the fire blowing tube shaped appearance and personality of the character: a distorted and blackened face.

Hyottoko mask dance (source: http://archives.starbulletin.com/2004/06/11/features/index.html)
I saw the first mask of Hyottoko ten years ago while surfing through a souvenir shop at Narita Airport (Tokyo), in a short transit time of a trip to Italy. Image of a deformed face soaked cigar always stay in my head with a not answer question. At that time I did not know the cigar is his famous fire blower. Time passed until I had the first mask of Hyottoko collected in Kyoto during a short city tour three years ago.
My first Hyotoko mask
Hyottoko name means Fire Boy due to "hi" (Japanese is fire) and "ottoko" (Japanese is man). Because works on fire blow his face always describe in bunched mouth on a twisted face. In most of masks, mouth Hyottoko always suck a fire bellow with red spot on the tube head, in a few different types of masks, two eyes of Hyottoko are disproportionate. Hyottoko wear a red kimono with a green dots white scarf.
Hyottoko mask with one open, one close eyes
According to another legend in Iwate prefecture, there is a boy with strange faces who could create gold from his navel. It is believed that when put the boy mask on top of the stove, the families will be given to the prosperity. His name is Hyoutokusu; this is the origin of the common name Hyottoko later.

Here is another one of my Hyottoko mask, not made in Japan which is made in China, this one was collected in Shanghai on June this year
Another my Hyottoko mask which made in China
Mask of Okame: Okame also called Uzume or Otafuku, the name of a woman is considered the goddess of fun and very often seen in Japanese theatre. She is depicted in a round face shape, plus two chubby cheeks with always smiling eyes which makes people watching fun and impossible to forget. Some scholars said that when made her mask, Japanese were able to see her as representing an ideal form of feminine beauty in a certain period of its past.
Okame mask dance (source: https://www.pinterest.com/kitskyy/masks/)
Okame also a symbol of good luck and kindness: "Okame in the kitchen light, luckily mine / Okame at this table, luckily here" *. Local people believe that wear the Okame mask will be got more fortunate because it is the nature of this woman.
A paper Okame mask in my collection
My first Okame mask is a "disposable", a present from China of my brother. I had many memories with my daughter surrounding it. At my child infancy, she cannot eat without this mask, so the mask underwent many hard strokes more than a year until completed its task. Fortunately, it is plastic so despite tearing was not so fractious. Second memory is when I was driving my child to kindergarten, I do not understand why people facing just stared at her, going the distance I discovered my daughter was wearing a mask Okame, she is singing and shaking her head that give a funny image for people. I recognize is that wearing a mask in public is very stranger and more easily detectable, the experience is useful a lot in real life: if masked, wear a mask of human skin!
A plastic Okame mask in my collection
Time (about 7 years) and the climate did it stain, so that now it has little living sense better than plastic appearances at first. I intend to throw it away several times but my feeling against my thinking. Live will shows the vanity of the so-called "relations between people". The good or bad of a thing that has not change the "relationship" between me and it. Beautiful memories that related to it are something worth being preserved, so I abandoning the intention to break up with my Okame since.

Mask of Konkichi: Konkichi is an incarnate of the God Inari in the appearance of fox. Inari is the leading importance of gods of Shinto (Shinto okami). God Inari is responsible for fertility, rice, agriculture, money and business. The incarnation of the god Inari very diversify, as a man, as a woman, as intersex sometimes. In some legends Inari appears in the appearance of spider, dragon, snake or a fox with many tails depending on the meaning of each story.
God Inari in nine tails appearance (source: http://www.japan-talk.com/jt/new/inari)
In all incarnations, the fox is the most popular images of the gods. Perhaps this partly explains the special respected of Japanese for fox. Suddenly catch and see a fox is a lucky sign, have good behaviour with a fox will be repay by Inari God.

Myths and legends of Japan have many stories related to fox; it is believed that the fox can turn into people with extremely intelligent magic. Event people afraid to meet a beautiful lady at dawn or dusk because they think she may the reincarnation of a fox, not human. Below is a fox mask in my collection.
Fox mask (Konkichi or Kitsune)
In Japanese, fox called Kitsune. The more elderly the more powerful one, after living a century, the fox will have a tail and owns the ability to transformer into human being. The most powerful fox live thousands of years old, known as the nine tails fox, it hair becomes silver or gold and it can see everything at not limited distance. This is probably a good reason to explain why artists used to use yellow colour to paint on Inari mask as shown below.
Yellow emusion colour of the pattern on the fox forehead ( this mask was seen before a restaurant in Osaka on July 2010)
Yellow emusion colour surronding eyes is a popular type of Fox mask (source:http://okamimythology.tumblr.com/post/27965270948/ninetails)
Hyottoko, Okame and Konkichi in Hyuga summer festival: Japanese legends had a very common story called Fox Wedding (kitsune no yomeiri. Source: http://www.japan-talk.com/jt/new/japanese-fox-weddings) talks about fox transfer to women to seduce men. The story in Hyuga festival is completely opposite: fox became a man; he was seduced by lady and got loss in this love story. The special woman is hilarious Okame.

The story tell that long time ago, there is a beautiful and happiness couple Okame and her husband Hyosuke (or is Hyottoko) who wishes to have a child. Every day, they pray and worship with brown rice to God Inari. One day, a Shinto priest stolen the brown rice bowl to feed himself, that makes a strong angry of Inari. He appears in the form of a fox to punish the priest. Surprise, the fox was fascinated Okame beauty, so instead of going to fight the dance to seduce this woman. Fox robbed the woman but then her husband regained thanks to his beautiful dancing skill.
Summer Festival Hyottoko 2008 at Hyuga city, Miyazaki prefecture (source: https://ja.m.wikipedia.org/wiki/%E3%83%95%E3%82%A1%E3%82%A4%E3%83%AB:Miyazaki_Shrine_Grand_Festival_in_2008_Hyottoko.jpg)
This is a street festival, participants are led by the sound of flutes, bells and drums in a pretty fertility dance with the butt shake movements. This festival appeared in the late Edo, early Meiji period, in order to celebrate a good harvest and thriving business.

It looks like the legendary gods in Japan are shown quite arbitrary. In the story above, the god Inari extremely important and is so powerful but very bad as a womanizer, Hyottoko too, are sometimes revered as the god of Fire, but here's a silly and stupid man. "Styles and tastes are subject to change, and the ancient Japanese might be surprised to learn that the name Okame is today sometimes used as a less-than-appreciated joking taunt by Japanese husbands and boyfriends who haven’t yet learned better "(source: Kurt Bell https://softypapa.wordpress.com/2007/08/20/okame-scarecrow/) It is difficult to clearly describe the character of the Japanese Gods, they are also very diverse and chaos as human being!

"Listen - God only exists in the human mind only. In particular, in Japan, God is always very volatile concept. Hey, here before the emperor is God, so that after the war, Douglas MacArthur ordered him to step down as not God, so he obeyed, even read a speech claiming he is just a normal person. So after 1946, he no longer is God anymore. That, Japan's God is that: can be twisted, adjusted easily "**. That is a dialogue in the novel Kafka on the Shore of the contemporary Japanese famous writer Haruki Murakami, which can tell us about the concept of the Japanese people about their Gods

"An American general suck an inexpensive pipe has ordered a statement then God is not God. It is a very specific of postmodern concept. If you think God exit, he will exit. If you think otherwise, no any God appear. And if God is then you have nothing to worry about "**. Why people quit their fogy believe to become civilized and modern so easy? Why Vietnamese people squirming with stranger Gods to keep their fancy articles and far from advance life day by day? Does the Vietnamese stoic philosophy than Japanese? If that's true, may we have put our national spirit to the land of ghost already!


Note:

* A piece of the Japanese pork poem often read to celebrated health and lucks (see more here: https://journeyingtothegoddess.wordpress.com/2012/11/21/goddess-okame/)

** Taken from the novel Kafka on the Shore, 325 pagem325, author Haruki Murakami, translated Duong Tuong, Nha Nam Publishing House and Literature Publishing House, 2007.