Thursday, 17 November 2016

Green Lion Mask, history of a symbol

Few people know that General MacArthur, Japanese's great friend, who also indirectly saves Taiwan from the communist’s disaster. Before the Korean War happened, the strategists said that Taiwan "can become an aircraft carrier that cannot be sunk" This idea was awakened President Truman about the importance of the island which make Taiwan become an "American defences in the Pacific" to block communist China's progress. Chiang Kai-shek (蔣介石) escaped but Taiwan is put to face mainland once again. The island is droped in the same identical story of General Zheng Chenggong (成功) with the "Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement " (反清 复明) nearly three hundred years ago. Both chose Taiwan as a base, followed them are officials deeply attached to the old regime, combined with immigrants from the mainland who refused to surrender the new regime. The ultimate goal of both officials and immigrants is recaptured what was once theirs.

Ramble a bit to see that the resistance spirit of Taiwan to Mainland has deep roots in its history. Though times ups and downs, this mainstream thinking is never broken, it leaves very interesting physical evidence called Green Lion Mask as the way of expressing the spirit into action. It is a proof as a symbol for the resistance spirit of Taiwanese immigrants through many turbulent periods of Chinese history.

Green Lion mask

(Green Lion) is pronounced Shi Qing totally similar with (Qing army) is invoking the troops of the Qing, so the mask becomes an allusion of the enemy that those who belong to "Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement" assigned to it. Green Lion appeared in a lion dance originated in Fujian, where nurturing and most sustained Anti-Manchu movement after the collapse of Ming Dynasty.

This mask is not same both kinds of traditional North Lion (北 獅) and South Lion (南 獅) head of China. It is round and flat and not have bulky shapes as usual.
The Green Lion mask in my collection
The explanation for this simple form might have derived from its intended use. Initially Green Lion mask is used as a tool to practice martial arts, the enemy showed on a support tool is obviously effective soldiers stimulating. The simple, handy and easy to make are required elements for a weapon of rebel have been incorporated into this Green Lion mask. Can do it from any circular objects in everyday life, such as baskets, dustpan... The only special requirement is that it must be drawing an extremely aggressive face as a reference about the brutality of the Qing army in the conquest of Han Chinese in southern China.
Bulging eyes, sharp fangs on the agressive face
Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement failure after the Qing took Taiwan island from the hands of General Zheng Chenggong in 1683, then the Qing dynasty collapsed in 1912 but Green Lion mask still remains in the land of Taiwan, it is especially popular in Fujian community. Symbol of hatred gradually be transformed into a mascot symbol of protection same as the consciousness that the Chinese think of lions for centuries.

The original natural feelings gradually moulding into standard shapes like a lot of the traditional symbols of this country. Green Lion mask must follow the regulations on the origin of the Chinese culture combined with the characteristics of native Taiwanese life. Green is the colour of the island located warm area in the southern with dense trees, and fertile farm to feed its population, so green now have the sense of security than threat one. The protective meaning is further highlighted by the Bagua (Eight Trigrams) drawn on the forehead as a sign of power to dispel evil spirits of this mascot.
Detail decoration of Bagua, Wang word, clouds and mouth on the mask
Underneath the bagua never lack of Wang () character represent the lion has been tamed and no longer a beast. Down below is the gold ingot shape mouth symbol of wealth and prosperity. Decorative yellow cloud on the cheeks represents unconcern spirit, lineage and endless luck.

The parts of the face are symmetrically arranged of horizontal and vertical follow Three Mountains and Five Mountains  possition principle. Three Mountains is the vertical arrangement of the forehead, nose and chin. Cheeks are two other mountains are arranged horizontally across the face, combining them together to form the Five Mountains in a precise and close arrangement. It is not only in accordance with the scientific concepts but also the sense of fairness and justice.

Mask always drawn by five colours white, blue, black, red, and yellow are symbolizing the five elements that correspond to metal, wood, water, fire and earth. The Chinese believe that the fluctuations of the five elements will affect the fate of a people and impact on the cycles of the universe. Both cosmology and worldview of China are perfectly combined in this simple mask.

These changes follow the history of the exodus

The Green Lion mask nowadays has drawn eyebrows are differently than the original which has two blades mounted on it. It is thought that master Gan De Yuan held a concert in Quanzhou 泉州, in a symbolic act, a Green Lion head is cut to declare the collapse of the Qing dynasty in 1912. This strike does not meant a break; it just cut off military nature of the performances. From that moment onwards, Green Lion no longer has two blades eyebrows and be used as a form of physical training (source: green lion).
Green Lion Head with two blades eyebrow (source: t85-topic)
Sishijia located in northwest Cianjhen District of Kaohsiung city are recognized as the earliest village has lion dance during the Qing Dynasty. Due to its geographical location surrounded by the ocean, it is often invaded by pirates in the early days when the residents follow General Zheng Chenggong to settle in the island. During free days after harvest time, the army and people here draw lion face on their dustpan, they use it for entertainment and training marital art for their people. There is martial art called Song Jiang Battle Array. A lion dance always performs a dance before the Song Jiang Formation sets off. This Green Lion is very famous known to its named Songjiang.
Song Jiang Green Lion head
It can be said that the history of the Green Lion mask attached to the Overthrow The Qing To Restore The Ming Movement with its related exodus. At first, in the second half of the 17th century, a large number of Han Chinese from Quanzhou and Zhengzhou district of Fujian Province has immigrated to Taiwan. Later, they call this group of people is Hokkien (Hokkien is another name of Fujian). Hokkien is probably the first ones invented Green Lions has round and flat form as mentioned.

Clip below shows the performance of the Green Lion Dance in martial forms of South Shaolin lion dance troop in Singapore.

And this clip also shows eye opening ceremony of blades eyebrow and white eyebrow of Green Lions of a different lion dance troupe

In 1683, after defeat General Zheng Chenggong, Qing government ban Han migrate to Taiwan, the ban was lifted in 1760 create a new big migration wave to this island, most of immigrants are Hakka people in this tim (source: lich su di dan dai loan). Hakka people coming from the south, but move slowly and live mainly in the north of Taiwan, they created a new variant of Green Lion with mouth can open. This Green Lion head style exists only in the Hakka community and seems a hybrid between bulk form of traditional lion head with the flat form of Hokkien Green Lion.

Hakka style Green Lion Head (source: Hakka Green Lion)
In addition to bulk form, the biggest feature of this Green Lion mask is the upper part of the head have round and the lower half is square shape. It reflects the concept "round heaven and square earth" in thinking about the universe of traditional China.T his is also a unique feature creates a uniquely difference of this lion.
Hakka Green Lion dance in Xiashan, Taiwan (source: Hakka Green Lion)
Taiwan history recorded an immigrant after Chiang Kai Shek's losses on the mainland in 1949 again. The government officials and a large number of people under the KMT leading to the island to build a base for the resistance war to communist. They make Taiwan become a diversify nation with many more races come from over China, old Taiwan immigrants called people come on this time is "other provinces". Those who bring the southern style, then the northern style lion head into Taiwan. They have little impact on original Green Lion making, such as the lion's mouth can open become popular in northern Taiwan and the colour of lion head becomes much more diverse since the period.
Green Lion head in Northem Taiwan (source: librarywork)
The disorder time is not support for artistic development so much, but just make it turns bad. The 1950s and 1960s witnessed the lion dance troupe associated with gangs tightly increasing. Guild originated from the "Overthrow The Qing To Restore The Ming" time is the hotbed of shady activities, violence characters in the troupes and in the fighting between different troupes has created a bad reputation for the arts of lion dance during this dark period.

In 70s and 80s Taiwan transformed itself under the industrialization. The belief in a protector and bring good things mascots placed on the shoulders of lion again. The lion dance becomes a commercial performance and more complex, by professional dance troupe performed. It almost lost its martial arts roots nowadays.

Echo of the symbol

Although only a temporary symbol of a historical period, Green Lion mask has successfully story more than its temporary role. Green Lion mask subject art history writers define one more type of lion dance which copyright belong to Taiwanese.  Its powerful light was obscured its origin, people only known Green Lion mask of Taiwan, very few people know its origin in Fujian.

Upon seeing the Green Lion masks, one can see a clear example of how history impacts on the formation of the characters of a nation. Taiwanese prefer utilitarian and fighting; they seek immediate interests, but always ready to strive for a long term future. This small island with its outstanding migrants made Taiwan prosperous by their strong energy and wise behaviour throughout its history.


Mặt nạ Sư tử xanh, lịch sử của một biểu tượng


Có ít người biết rằng tướng MacArthur, ân nhân của nước Nhật, cũng là người đã gián tiếp cứu Đài Loan khỏi họa cộng sản. Trước khi cuộc chiến Triều Tiên xảy ra, chiến lược gia này cho rằng Đài Loan “có thể trở thành một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”. Ý tưởng này đã đánh thức tổng thống Truman về tầm quan trọng của hòn đảo vốn chiếm vị trí rất mờ nhạt trước đó, trở thành một "phòng tuyến của Mỹ ở Thái Bình Dương" để chặn đường tiến của Trung Cộng. Tưởng Giới Thạch thoát hiểm nhưng lịch sử trớ trêu lại một lần nữa đặt Đài Loan vào thế đối diện với Đại Lục, trong câu chuyện giống hệt như tướng Trịnh Thành Công (郑成功) với phong trào "phản Thanh phục Minh" (反清复明) gần ba trăm năm về trước. Cả hai đều chọn Đài Loan làm căn cứ, đi theo họ là những con người nặng lòng với chính thể cũ kết hợp với dòng di dân của người đại lục không chịu quy thuận chính thể mới, cùng mục đích tối thượng là tái chiếm lại những gì đã từng là của họ.

Dông dài một chút để thấy rằng tinh thần phản kháng của người Đài Loan có gốc rễ sâu xa từ lịch sử. Cho dẫu có lúc thăng, lúc trầm, dòng chảy chủ đạo này không bao giờ đứt đoạn, nó để lại một chứng cứ vật chất rất thú vị, như là cách thể hiện tinh thần thành hành động qua hình ảnh mặt nạ Sư Tử Xanh. Một vật chứng làm biểu tượng cho tinh thần phản kháng của những di dân Đài Loan qua rất nhiều thời kỳ đầy biến động của lịch sử Trung Quốc.

Mặt nạ sư tử xanh

Sư Tử Xanh, 青狮, (Thanh sư), có cách phát âm là Qing Shi giống hệt với 清师 (Thanh quân) là cách gọi quân lính của nhà Thanh, nên vô hình chung cái mặt nạ này trở thành một ám chỉ về kẻ thù mà những người thuộc về phe "phản Thanh phục Minh" gán cho nó. Sư Tử Xanh xuất hiện trong điệu múa sư tử có nguồn gốc tại Phúc Kiến, nơi nuôi dưỡng và duy trì lâu dài nhất phong trào chống Mãn Châu sau khi nhà Minh sụp đổ.

Cái mặt nạ này không giống chút gì với các loại đầu sư tử truyền thống cả Bắc Sư (北獅) lẫn Nam Sư (南獅) của Trung Quốc. Nó tròn vành vạnh và dẹt chứ không có hình khối cồng kềnh như thông thường.
Mặt nạ Sư Tử Xanh trong sưu tập của tôi
Lý giải cho sự đơn giản này có lẽ phải bắt nguồn từ mục đích sử dụng của nó. Thoạt đầu mặt nạ Sư Tử Xanh được dùng như một dụng cụ để luyện võ thuật, việc ám chỉ hình ảnh kẻ thù vào một công cụ hỗ trợ rõ ràng là cách kích thích tinh thần binh sỹ hiệu quả nhất. Sự giản đơn, tiện dụng và dễ làm là những yếu tố bắt buộc khi chế tạo binh khí của quân nổi dậy đã được tích hợp vào mặt nạ Sư Tử Xanh này. Có thể làm nó từ bất kỳ một vật dụng hình tròn nào trong cuộc sống hàng ngày như nong, nia rổ, rá..., yêu cầu đặc biệt duy nhất là nó phải được vẽ một khuôn mặt cực kỳ hung dữ như một ám chỉ về sự tàn bạo của quan quân nhà Thanh trong cuộc chinh phục người Hán ở vùng Nam Trung Quốc.
Mắt lồi, nanh nhọn trên khuôn mặt gân guốc dữ giằn
Phong trào "phản Thanh phục Minh" thất bại sau khi người Mãn Thanh lấy hòn đảo Đài Loan từ tay tướng Trịnh Thành Công vào năm 1683 và rồi triều đại nhà Thanh cũng sụp đổ vào năm 1912 nhưng mặt nạ Sư Tử Xanh vẫn còn tồn tại trên vùng đất Đài Loan, nó đặc biệt rất phổ biến trong cộng đồng người Phúc Kiến. Biểu tượng của hận thù ngày xưa dần được chuyển hóa thành biểu tượng của một linh vật có sứ mệnh bảo vệ như tâm thức mà người Trung Quốc nghĩ về sư tử qua bao đời nay.

Những cảm xúc tự nhiên ban đầu dần dần được ép vào khuôn phép như cách rất nhiều những biểu tượng truyền thống của đất nước này được thể hiện. Mặt nạ sư tử xanh phải tuân theo những quy chuẩn dựa trên nguồn gốc văn hóa của người Trung Quốc kết hợp với những đặc tính bản địa của hòn đảo Đài Loan này. Màu xanh lá cây là màu của hòn đảo nằm ở phương nam ấm áp với cây rừng rậm rạp, và đồng cỏ phì nhiêu nuôi sống dân cư của nó, vì vậy màu xanh bây giờ có ý nghĩa của sự bảo vệ hơn là đe dọa. Ý nghĩa bảo vệ này còn được nhấn mạnh thêm bởi cái bát quái (Eight Trigrams) được vẽ trên trán như chỉ dấu cho quyền năng xua đuổi tà ma của linh vật này.
Chi tiết trang trí bát quái, chữ Vương, đám mây và miệng trên mặt nạ
Phía dưới bát quái không bao giờ thiếu hình chữ Vương (王) thể hiện việc con sư tử đã được thuần hóa, không còn là một quái thú. Dịch xuống bên dưới là cái miệng có hình thỏi vàng biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng. Trang trí đám mây màu vàng trên hai gò má tượng trưng cho tinh thần vô ưu, truyền thừa và những may mắn bất tận.

Các bộ phận của khuôn mặt được bố trí theo nguyên tắc đăng đối theo chiều ngang và dọc dựa trên Tam sơn và Ngũ sơn. Tam sơn là sự sắp xếp theo chiều dọc của trán, mũi và cằm. Hai gò má là hai ngọn núi khác được sắp xếp theo chiều ngang của khuôn mặt, kết hợp giữa chúng với nhau hình thành nên Ngũ sơn trong một sự bố trí chính xác và chặt chẽ, không chỉ phù hợp với các khái niệm khoa học mà còn có ý nghĩa của công bằng và công lý.

Mặt nạ bao giờ cũng được vẽ bởi năm màu tượng trưng cho ngũ hành là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng tương ứng với kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Người Trung Quốc tin rằng sự thăng giáng của ngũ hành sẽ ảnh hưởng tới số phận của con người và tác động tới những chu kỳ của vũ trụ. Cả vũ trụ quan và nhân sinh quan Trung Hoa được kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong cái mặt nạ tưởng như đơn giản này.

Những đổi thay theo dòng lịch sử của những cuộc di cư

Những mặt nạ Sư Tử Xanh còn thấy ngày này có lông mày được vẽ khác với nguồn gốc ban đầu là hai lưỡi đao được gắn lên đó. Người ta cho rằng võ sư Gan De Yuan 干 德 源 đã tổ chức một buổi biểu diễn ở Tuyền Châu 泉州, tại đây, trong một hành động có tính biểu tượng, Sư Tử Xanh bị chặt ngang nhằm thể hiện sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh vào năm 1912. Nhát chém này không đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt, nó chỉ cắt bỏ tính chất quân sự của việc biểu diễn. Từ thời điểm đó trở đi, Sư Tử Xanh không còn có mày đao và được sử dụng như là một hình thức đào tạo để rèn luyện thể lực (theo: green lion).
Mặt nạ Sư Tử Xanh mày đao (nguồn: t85-topic)
Sishijia nằm phía tây bắc Tiền Trấn (Cianjhen District), Cao Hùng (Kaohsiung) được ghi nhận là ngôi làng có múa sư tử sớm nhất vào thời nhà Thanh. Do vị trí địa lý được bao quanh bởi đại dương, nó thường bị xâm chiếm bởi cướp biển trong những ngày đầu khi cư dân theo tướng Trịnh Thành Công ra định cư tại hòn đảo này. Trong những lúc nông nhàn, quân và dân ở đây dùng những cái nia (dustpan) vẽ hình sư tử để giải trí và tập luyện kỹ thuật chiến đấu bằng một hình thức quân sự gọi là Trận Tống Giang (Song-Jiang Battle Array). Một điệu múa sư tử luôn luôn được thực hiện như một nghi lễ trước khi họ bày trận và con Sư Tử Xanh này nổi tiếng đến độ tên Tống Giang được dùng để gọi nó.
Mặt nạ sư tử Tống Giang (nguồn: t85-topic)
Có thể nói rằng lịch sử của mặt nạ Sư Tử Xanh gắn liền với phong trào "phản Thanh phục Minh" cùng những những cuộc di dân liên quan tới nó. Thoạt đầu, vào nửa cuối thế kỷ 17, một số lượng lớn người Hán từ huyện Tuyền Châu và Chương Châu của tỉnh Phúc Kiến đã di cư sang Đài Loan. Sau này, người ta gọi nhóm người này là người Mân Nam (do Mân Nam là tên gọi khác của Phúc Kiến). Người Mân Nam (Hokkien) có lẽ là những người đầu tiên sáng tạo ra con sư tử xanh có mặt tròn và dẹt như đề cập.

Clip dưới đây thể hiện màn biểu diễn múa Sư Tử Xanh trong hình thức luyện võ của đoàn múa sư tử Nam Shaolin tại Singapore.


Còn clip này thể hiện lễ khai quang điểm nhãn của những con sư tử xanh mày đao và sư tử xanh bạch mi của một đoàn múa sư tử khác


Năm 1683, sau khi đánh bại tướng Trịnh Thành Công, nhà Thanh đã ban hành lệnh cấm người Hán di cư đến Đài Loan, lệnh cấm này được dỡ bỏ vào năm 1760 tạo một đợt di dân lớn mới. Trong đợt này, người di dân phần lớn là người Khách Gia (Hakka) (theo: lich su di dan dai loan). Người Khách Gia đến từ phía nam nhưng di chuyển dần và sống chủ yếu ở phía Bắc Đài Loan, họ tạo ra một biến thể mới là đầu Sư Tử Xanh mở miệng được. Đầu Sư Tử Xanh kiểu này chỉ tồn tại trong cộng đồng người Khách Gia, dường như nó lai tạo giữa hình thức dạng khối của đầu sư tử truyền thống với những quy tắc thể hiện của mặt nạ Sư Tử Xanh nguyên thủy.
Mặt nạ Sư Tử Xanh của người Khách Gia (theo:Hakka Green Lion)
Ngoài cấu tạo dạng khối, điểm đặc biệt lớn nhất của mặt nạ Sư Tử Xanh này là phần đầu phía trên hình tròn và nửa dưới gồm cái miệng có thể mờ ra và đóng lại có hình vuông. Nó phản ánh quan niệm "trời tròn đất vuông" trong tư duy về vũ trụ của truyền thống Trung Quốc. Đây cũng là điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt có một không hai của con sư tử này.
Múa sư tử xanh tại Xiashan Đài Loan (theo:Hakka Green Lion)
Lịch sử Đài Loan lại tiếp tục ghi nhận một cuộc di dân sau thất thế của Tưởng Giới Thạch tại Đại Lục vào năm 1949. Các quan chức trong chính phủ cùng một lượng lớn người dân theo Quốc Dân đảng di cư sang đây làm đa dạng thêm sắc dân tại Đài Loan, họ được gọi là người ngoại tỉnh. Những người ngoại tỉnh này mang theo mình con sư tử kiểu miền nam (Nam sư), sau đó là kiểu miền bắc (Bắc sư) vào Đài Loan, chúng ít nhiều tác động lên cách tạo tác con sư tử xanh nguyên thủy, như sự xuất hiện các con sư tử có thể mở miệng ở miền bắc Đài Loan và màu sắc sư tử trở nên đa dạng hơn nhiều kể từ thời kỳ này.
Mặt nạ sư tử của vùng bắc Đài Loan (nguồn: librarywork)
Thời cuộc loạn ly không hỗ trợ nhiều cho nghệ thuật phát triển mà chỉ làm nó biến tướng xấu. Những năm 1950 và 1960, chứng kiến hiện tượng các đoàn múa sư tử liên kết với băng đảng ngày càng chặt chẽ. Nguồn gốc bang hội có từ thời "phản Thanh phục Minh" là mảnh đất màu mỡ của những hoạt động mờ ám, bạo lực ẩn giấu trong các đoàn và trong việc hành xử giữa các đoàn khác nhau đã tạo nên tiếng xấu cho nghệ thuật múa sư tử trong khoảng thời gian đen tối này.

Thập kỷ 70 và 80 Đài Loan chuyển mình theo công cuộc công nghiệp hóa. Những niềm tin về một linh vật bảo vệ và mang lại điều tốt lành lại lần nữa đặt trên vai con sư tử. Sự giàu có đến từ công cuộc đô thị hóa đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lễ động thổ, nhiều lễ khánh thành..., con sư tử cũng vì thế mang màu sắc thương mại để phục vụ cho những sự kiện này. Múa sư tử bây giờ phức tạp hơn, được các đoàn múa chuyên nghiệp thực hiện và hầu như mất hẳn cội nguồn võ thuật của nó.

Vỹ thanh

Cho dẫu chỉ là một biểu tượng nhất thời của một giai đoạn lịch sử, mặt nạ Sư Tử Xanh đã làm được nhiều hơn vai trò tạm thời của nó. Mặt nạ Sư Tử Xanh buộc những người viết lịch sử mỹ thuật phải liệt kê thêm một dạng múa sư tử thuộc bản quyền của Đài Loan chứ không phải của Phúc Kiến là cội nguồn của nó. Khi nhìn thấy mặt nạ Sư Tử Xanh, người ta nhìn thấy một vi dụ rõ ràng về cách lịch sử tác động lên sự hình thành tính cách của một dân tốc. Người Đài Loan thích thực dụng và thích tranh đấu, họ tìm kiếm lợi ích tức thì nhưng luôn sẵn sàng phấn đấu cho một tương lai dài hạn. Hòn đảo nhỏ với những lưu dân xuất sắc của nó đã làm Đài Loan thịnh vượng bằng chính năng lực và cách hành xử khôn ngoan trong suốt lịch sử của mình.


Saturday, 30 July 2016

Mặt nạ Topsy-Turvy với thơ và công án thiền


Mặt nạ Topsy-Turvy, bài thơ Gió lật lá sen hồ và công án Sư Nhan gọi sư phụ có chung một động từ gọi là "lật".

Topsy-Turvy là một trạng từ tiếng Anh chỉ sự "lộn tùng phèo" hoặc dùng để mô tả cái kiểu nói năng ngược ngạo. Thế giới mặt nạ có cái mặt Topsy-Turvy cũng mang hàm nghĩa tượng tự thế giới chữ nghĩa nhưng cao siêu hơn. Cái mặt nạ kiểu này có thể quay 180 độ, để diễn tả hai sắc thái biểu cảm đối nghịch tùy vào nhận thức của người xem. Ví dụ như là sự tương phản vui-buồn, điềm tĩnh-nóng giận hay hiền lành-gian xảo..., tất cả tùy vào cảm xúc của chủ thể.
Mặt nạ Topsy-Turvy với hai trạng thái cảm xúc khác nhau
Phía sau cái vẻ biểu cảm bên ngoài đó là ý nghĩa về sự biến chuyển của những mặt đối lập trong chính mỗi cá nhân nói riêng hay trong chính mỗi cộng đồng, mỗi xã hội nói rộng ra..., là sự thể hiện tự thân bản ngã của những thực thể độc lập. Ví dụ như sự tốt/ xấu, thiện/ ác. si mê/ thức tỉnh... trong mỗi con người.

Cái ý nghĩa của mặt nạ này, vì thế, vận vào bài thơ ăn năn của một thi sĩ đã từng là quan văn nghệ, đã từng ở "Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ/ Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ.../ Hoan hô và chửi rủa...". Ông nhìn nhận lại cuộc đời mình bằng một cú lật phản tỉnh, để biết được rằng: "Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt", là "Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất". là "À quên, chính là gọi anh về". Nhưng cái mặt trước và mặt sau của cuộc đời không thể tách ra rạch ròi như mặt nạ Topsy-Turvy thể hiện. Cho dẫu có muốn chối bỏ anh cũng phải nhận chân ra rằng: "Không có phía bên này/  Không có phía bên kia/ Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt/ Mà bên kia lá sen cũng là cuộc đời". Cuộc đời này hay cuộc đời kia, kiểu gì anh cũng phải vác nó, như vác nghiệp chướng của chính mình. Đây là bài thơ:
Mặt nạ nhìn nghiêng


          Gió lật lá sen hồ

          Gió thổi lá sen hồ lật lại phía bên kia
          Phía ấy gọi anh về
          Về đâu chưa biết nữa?
          Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió
          Ở trong hồn ai đó ném thia lia

          Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ
          Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ...
          Hoan hô và chửi rủa...
          Thế mà lật lá sen hồ, bỗng chốc phía bên kia.
          Bỗng chốc là mùi hương ở bên kia lá,
          Là ánh trăng ở trong tiếng gió,
          Là thì thầm ánh sao khuya
          Trong cỏ...
          Gọi anh đi.
          À quên, chính là gọi anh về.
          Về quê...
          Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất
          Mà lá sen hồ từng che khuất.

          Rồi lá sen hồ lật lại
          Cho hồn anh lắng nghe.
          Nghe... Nghe...
          Trong khoảnh khắc phút giây nghe hết
          Sống chết, sống chết... 

          Hai từ ấy như thoi reo, lụa dệt
          Không có phía bên này
          Không có phía bên kia.
          Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt
          Mà bên kia lá sen cũng là cuộc đời

          Hồn anh ném thia lia.

          (Chế Lan Viên. Di cảo thơ. 
          Phần III - Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (phác thảo, 1996)

Nhà thơ cứ dùng giằng trong một thứ tình cảm rất đời, giữa ước muốn níu kéo vả rũ bỏ, giữa mong ước làm một con người mới nhưng không dứt đặng đừng con người cũ, để rồi chọn giải pháp buông cho "Hồn anh ném thia lia". Ở đây ông đã buông nhưng buông để vào cõi mê chứ không buông để mà thức tỉnh. Ông không chọn con đường mà một công án thiền của Vô Môn Quan đã giải quyết cách nay chừng hơn tám thế kỷ. 

Mặt nạ Topsy-Turvy nhìn ngang
Công án thiền có tên là Sư Nhan gọi sư phụ và nội dung như thế này:

Hoà thượng Sư Nhan mỗi ngày tự gọi:

          "Bạch Thầy!
Rồi tự trả lời:
          "Dạ."
Lại nói:
          "Tỉnh táo nhé!"
          "Dạ!"
          "Mai kia mốt nọ chớ để
            người gạt nhé!"
          "Dạ, dạ!"


Vô Môn Quan bàn rằng: Sư Nhan tự bán tự mua. Ngài làm một màn múa rối. Ngài mang một mặt nạ để gọi "Sư phụ" rồi mặt nạ khác để trả lời. Mang cái khác để nói: "Hãy tỉnh táo nhé." Và lại cái khác, "Đừng để bị người khác lừa gạt nhé." Nếu ai vướng mắc vào bất cứ cái mặt nạ nào thì quả là lầm to, mà còn bắt chước Sư Nhan, thì sẽ không khác chồn cáo.

À ra là thế! Bài kệ của công án này nói rằng: "Học đạo mà không hiểu lí chân/ Bởi tại lâu rồi nhận thức thần/ Gốc nguồn sinh tử vô thủy kiếp/ Người ngu lại gọi là chủ nhân". Rằng người ta không ngộ được con người thật sau cái mặt nạ bởi họ chỉ thấy cái tự ngã. Cái tự ngã là mầm sanh tử mà kẻ mê gọi nó là chân nhân
(theo ;https://vi.wikipedia.org và http://www.duocsu.org)).

Nghĩ mà buồn thay cho nhà thơ mà tôi yêu quý. Ông cũng như tôi và chúng ta đang hợp quần trong một xã hội nhầm lẫn, xã hội của tự ngã. Cho dù chúng ta có lật chiều mặt nạ Topsy-Turvy của xã hội này, chúng ta chỉ được một mặt khác của nó, như cách Sư Nhan tự đổi vai trong vở diễn của mình (mà nếu làm như vậy thì khác gì cách nghĩ, cách làm của loài chồn cáo, cầm thú như Vô Môn Quan bàn vậy). Chỉ khi xã hội buông được cái Topsy-Turvy của mình thì nó mới là xã hội minh triết.

Chì lật thôi không đủ, cần phải buông mới giải quyết vấn đề.

Tiếc rằng một cá nhân có thể đi tu để đạt minh triết nhưng một xã hội làm sao đi tu được. Có công án nào của thiền giải đáp câu hỏi này đây?

Thursday, 2 June 2016

Beijing: Emotional adventure with Beijing opera


Beijing always obsess me with so much blood, so much unjustified soul, so much intrigue and enmity have layered on this place along the length of its 3,000 years history. Surely no any emotional demand urges me to this place; beyond wishes enjoy opera at the place that made it famous once.

Farewell My Concubine (霸王别姬)

Must be seen an opera at real stage to understand why its masks incredible charm to us. No footage or photographs that could describe the expression on the movements of the face. The colours and strokes created a real skin on the performer's face that truly moving with emotionals of the story. That's not a mask, it is the symbolized emotions.

Difference of opening eye size show differences emotion of Xiang Yu
Look the expressive mask of Xiang Yu with unhappy look shadows on his brave appearance, you could not pity for unfortunate hero. Listen to the mournful words to explain to his bad situation of Ms.Yu Ji in the prelude: Looking Great King from the canopies of peaceful sleep. Me here quietly walked out with the scattered sadness. Listen to anger as that Xiang Yu says when facing with hopeless battle: My strength plucked up the hills,/ My might shadowed the world;/ But the times were against me/ And Dapple runs no more; see original Chinese version in Xiang Yu)(1) that the audiences could not feel pity for the fragile fate of a common person's life.

Ms. Yu Ji and King Xiang Yu
There is no pain equal of impotent effort to save a beauty lady of the hero! Ms.Yu Ji is a concubine but not banal beauty yet, she invites wine the King then play a sword dance to entertain him, she sing that: The Han army has conquered our land;/ We are surrounded by Chu songs; / My lord's spirits are low;/ Why then should I live? (see original Chinese version in Consort Yu). Then use Xiang Yu sword to kill herself when nobody not notices on her.

Yu Ji invite wine Xiang Yu sence
Peking Opera mask is unique in its implications. Xiang Yu has the cross face style, typical for the main character or brave general. His face is special make up with bird pattern and become a uniquely mask in Beijing opera. Imply for his unfinished career clearly appear on his face with three wan () characters on either side of the forehead and between the eyeholes. "Wan" in Chinese language means never get to an end or there is no chance to get to the end (2).

Costume and mask of Xiang Yu before performance time
You must show your admiration for sword dance that artist Mei Lanfang composed in 1921 for this play. Miss Yu Ji moves the two sword follow the rhythm of each every her steps, while slow, while fast, while soft, while strong as the swords telling about the brave past of Overlord of Western Chu. There is no wine bitter as the wine of life that he must be swallowed to forget his sorrow of loss. This sword dance has become the standard and is not a substitute for any performance form of artists after Mei Lanfang generation.
Sword dance of miss Yu Ji
Farewell my Concubine, a heroic short story, always evokes the true sorrow of live and death and the regret of unsuccessful dreams. The literature characters are priority than martial actions. Audiences are overwhelming in a melodious singing mournful tone, "as never endless tears" with a wonderful lyric same as a beautiful poem (3). All of them are performed by an actress who face is a typical make up for army lady character in Beijing opera.

Miss Yu Ji make up face
Oval face, pointed chin, arched eyebrows, almond-shaped eye sockets and mouth as a small cluster of birds rose are the ideal concepts of China's feminine beauty, are shown on the face of Consort Yu. Characteristics of a marital female emphasized on the eyebrow slanted up sharp make eyes look bigger than usual. This typical aesthetics comes from the colour of the faces are covered white powder, blush and eye socket are darker pink with sophisticated eyes drawing by black stencil.

Yu Beauty Lady (虞美人) stepped out of history into the Beijing opera by a glance, gentle and natural way. The way same as the Yu Beauty Grass was drunk by a beauty intimates wine (4), a fine wine of eternity dreams not only of King but also of all man all over the world.

The two generals

Peking Opera focus on performing arts, it is mainly respected body movements and emphasis on enjoy music and singing. The songs of Beijing opera are easy understand as daily speech, absolutely not try to improve literature meaning and words using. The Two Generals is a play that can give a good example for this claim. This play demonstrate the great battle between two generals Zhang Fei and Ma Chao, a most famous battle in the Romance of Three Kingdoms novel by Luo Guanzhong.

Zhang Fei and Ma Chao
Almost no dialogue, audience satisfy with splendid armor in a severe battle of a pair of rival competitors. They are dancing with virtuosity movements, a perfect combination between dance and martial arts of China.

The signs of a battle intense appear from the opening when both actors enter the stage in fighting warcoat with scary cap on their head and four signal flags on their shoulder. They are regarded as sign of ready status for the battle ahead.

Ma Chao appeared with fighting invitation dance send to Zhang Fei staying in the citadel
Luo Guanzhong abundantly describes and stylizes Ma Chao as beauty of a beautiful young male. "Ma Chao is a young general, beautiful face as jade, bright eyes like stars, his body like tiger, hand like monkey's hand, stomach like leopard and back like wolf's back, he holding a long spear and ride on a beautiful horse ". Costumes of Peking Opera make Luo Guanzhong describes become reality image, an image representing two standards role of a young warrior (Wusheng) in Peking opera: imposing and beauty.

Costume and face mask of Ma Chao
Ma Chao's costume is a harmonious combination of three tones of white, black and blue. This combination tries to show the beauty of a noble origin young man. This character almost has a combination of perfect appearance, fitness and performance. Face of Ma Chao was made-up almost same in real life with red rose plain style mask combined with two vertical eyebrow represent a glorious majestic martial. Costumes and make up build an image of Beauty Ma Chao as an ideal aspiration of a man in Chinese minds.

Contrary to simple face of Ma Chao is extremely complicated mask of Zhang Fei. This is probably the most beautiful and uniquely mask among all of Beijing Opera masks.

Costume and face mask of Zhang Fei
Zhang Fei's mask called flower face, belong to cross face type same as Xiang Yu mask but his face were a butterfly drawing. The colour black is classified by the vertical line between the frontal forehead, the line divided his face to two symmetrical half parts. Black symbolizes roughness and fierceness characters of these brave generals which Zhang Fei is a typical representative.

It was strange that the audience absolutely not heard the sound of touching weapon during this dramatic play. Two "tiger general" sometimes antagonistic moving and sometimes entering into each other in a synchronize dance that both acting together.

Antagonistic moving (above) and synchronize dance (below) of both actors
The story told that the two sides have fought for more than two hundred and thirty rounds, from noon to evening, through the night, but always remained inconclusive. The stage full of dance movements call "action" and "kick", body movements such as rotating, running and jumping lightly skim  and show the beauty of dances and costumes. The two piece "chest cover" of their armor are sophisticate design to emphasize the brave appearance of the characters. It also supports to improve the beauty of legs and body movements, the movements are strongly effected by martial arts.

Action and kick movements
The two actors also continued to show a round in hand. Now is time for true martial arts. One white, one black, two tigers entwine each other under the intense sound of beat and drum. Sometimes you just see only two shadows on stage because too fast movement of them, as they thought that there are two hidden butterflies at night.

The battle of two general in hand
Peking Opera is affected by the beauty concepts of China and it also appreciates its beauty. Two masks of Ma Chao and Zhang Fei with extreme contrasts appeared on stage at the same time "not only no eliminated but also highlight the other, showing colourful beauty and diversify looks of Beijing opera theatre". (5)
The extreme contrasts appearence of Ma Chao and Zhang Fei
I do not understand why artist draw a so beautiful and delicate mask for Zhang Fei whom crude and impatience characters. It is thought that the character of Zhang Fei in most other plays are funny so his face should just painted butterfly in a humorous way. However in The Two Generals, Zhang Fei was a brave general and reckless rather funny, so Shang Heyu (6), a talented Wusheng Beijing opera actor must create a special mask for Zhang Fei and it exists as people are seeing today. Perhaps when painting Zhang Fei mask, Shang Heyu has think of him as an artist, a calligraphy master and a painter specialist in draw beautiful ladies.

Emotional adventure with Beijing opera

Floating on delicated choreography and melodious sound. Ancient China, Chine of truth, goodness and beauty values really is not far away. It stay in front of me, a traveler just want to have a simple look at Beijing opera but irresistible its wonderful beauties since my first look.

Does not any poet immerse themself in expressing words of Beauty Yu Ji? Does not any writer thinking of Ma Chao Beauty in their works? Does not any painter wish to have a famous painting same as the butterfly on Zhang Fei face? Does not any philosopher drop their tears on Xiang Yu when thinking of the impermanent of human being? Beijing Opera is probably the dream of an ideal life that really hard to see in China forever.

Beauty Ma Chao in white coat and horse
The scene Ma Chao lonely riding a white horse leave the arena at the end of this play actually express so much feeling. Featured white shadow on a pure simplicity black background of the stage give us the nonsense meaning of war. Is there any glory behind the halo of war, isn't it?

Stop wondered about human being meanings. Stop wondered about philosophy questions. Beauty and beauty aiming is probably the main motivation for Peking Opera was born and developed. Whether in any shape or form, beauty is always one and unchanged, always a challenge with time as Peking Opera standing inside modern China now.

Notes:

(1). Last two sentences of Gai Xia Ge (蔡霞葛a song composed by Xiang Yu while he was trapped by Liu Bang's forces at Gai Xia citadel. The lyrics in English as above are based on Watson's translation "Dapple" is Watson's translation of the name of Xiang Yu's warhorse Zhui (騅).

(2). Chinese idiom that says: 不到 , literally ten thousand words have not head to describe the continuous and endless of swastika pattern as often seen in the motifs on the door frame or in temples, in order to express the endless of nice things. Three "wan" on Xiang Yu head meaning of an event that his career never get an end , it is a play on words by placing "wan" () to "head" () of Xiang Yu.

(3) and (5). Letters excerpt from the Chinese Theatre of Beijing Opera, Tu Thanh Bac. Ho Chi Minh City General Publishing House. 2013

(4). Legend told that after the death of Yu Ji, where her blood poured grown a grass species, when people pours wine next to it the grass will gracefully dance like scene in wine party of Xiang Yu. So it was called "Beauty Yu Grass".

(6). Shang Heyu (1873-1959) a famous Peking Opera artist specializing plays male martial roles. He often plays with Mei Lanfang, very famous men played female roles, who composed the play Farewell my Concubine. In addition he was found to teach at China Opera Vocational schools and Shanghai Drama School.

Tuesday, 31 May 2016

Bắc Kinh: Phiêu linh cùng Kinh kịch


Bắc Kinh luôn gợi trong tôi những ám ảnh nặng nề vì có quá nhiều máu, có quá nhiều oán hồn, có quá nhiều âm mưu và thù hận đã xếp lớp nơi đây dọc dài theo 3000 năm lịch sử của nó. Quả thật không có một nhu cầu thuộc về cảm xúc nào thúc giục tôi tới nơi đây, ngoài mong ước một lần được coi Kinh kịch tại cái nơi đã làm cho nó nổi tiếng này.

Bá Vương biệt Cơ (霸王别姬)

Phải coi Kinh kịch mới có thể hiểu rằng tại sao những mặt nạ của nó có sức quyến rũ lạ thường tới vậy. Không có thước phim hay bức ảnh nào có thể diễn tả được những biểu cảm của chuyển động trên gương mặt. Những mảng màu và nét kẻ tạo nên một làn da thật chuyển động thật với cảm xúc của câu chuyện trên gương mặt diễn viên. Đó không phải là mặt nạ, đó là cảm xúc được biểu tượng hóa.

Độ mở khác nhau của mắt cho thấy những biểu hiện cảm xúc khác nhau của Hạng Vũ
Nhìn kiểm phổ (mặt nạ) đầy biểu cảm của Hạng Vũ với cái nét muộn phiền đổ bóng trên vẻ uy dũng, ta không thể không ngậm ngùi cho một anh hùng lỡ vận. Nghe vẳng lên lời réo rắt bi ai để giãy bày của nàng Ngu Cơ trong đoạn dạo đầu: Nhìn đại vương từ trong màn trướng giấc ngủ bình yên. Thiếp nơi đây khẽ bước ra ngoài mà sầu tình tản mạn. Nghe nỗi hận anh hùng mà Hạng Vũ đau đớn thốt ra lúc sa cơ: Sức dời núi, khí trùm trời/ Ô Truy chùn bước bởi thời không may!(1) mà không khỏi cảm khái cho chữ thời, chữ vận sao quá mong manh của một đời người.
Ngu Cơ và Hạng Vũ
Có bi kịch nào đau bằng bi kịch anh hùng không cứu nổi mỹ nhân! Ngu Cơ tuy phận thê thiếp nhưng nào phải mỹ nhân tầm thường, nàng mời rượu Bá Vương rồi múa kiếm họa theo mà hát: Quân Hán lấy hết đất/ Khúc Sở vang bốn bề/ Trượng phu chí lớn cạn/ Tiện thiếp sống làm chi. Rồi thừa lúc không ai chú ý liền rút gươm của Hạng Vũ mà tự vẫn.

Cảnh Ngu Cơ mời rượu Bá Vương
Mặt nạ Kinh kịch độc đáo ở chổ ẩn ý của nó. Hạng Vũ có kiểu mặt chữ thập điển hình cho các nhân vật chính diện hay dũng tướng với cách kẻ mặt hình chim cực kỳ đặc biệt và có một không hai trong Kinh kịch. Ám chỉ về một sự nghiệp dở dang hiện ra mồn một trên kiểm phổ của ông bằng ba chữ vạn (wan, 万) ở hai bên trán và giữa mặt. "Wan" trong Hán ngữ có nghĩa là không kết thúc, không có cơ hội để tới được đến cùng(2) .

Phục trang và mặt nạ Hạng Vũ trước giờ biểu diễn
Không thể không nghiêng mình trước điệu múa kiếm mà nghệ sĩ Mai Lan Phương sáng tác vào năm 1921 cho vở kịch này. Nàng Ngu Cơ uyển chuyển múa hai thanh trường kiếm ăn theo nhịp của từng bước chân, lúc khoan, lúc nhặt, lúc lả lơi, lúc quật cường cứ như thể những lưỡi kiếm đang hoài niệm về quá khứ oai hùng của Sở Bá Vương Hạng Vũ. Có chén rượu nào đắng như chén đắng của cuộc đời mà Quân Vương phải nuốt để tiêu đi nỗi sầu thế cuộc. Điệu múa kiếm này đã trở thành chuẩn mực và không thể thay thế trong mọi hình thức trình diễn của những nghệ sỹ sau bậc thầy Kinh kịch này.

Nàng Ngu Cơ và điệu múa kiếm
Bá Vương Biệt Cơ, một đoản khúc anh hùng nhưng gợi lên nỗi sầu thiên cổ của sinh ly tử biệt, của những ước nguyện không thành trong niềm nuối tiếc dở dang. Chất văn trong đoản khúc này lấn át chất võ, người xem miên man trong một điệu hát réo rắt bi ai, "như khóc nỉ non, dai dẳng bất tuyệt" (3), cùng ca từ đẹp như một áng thơ, được trình bày bởi một võ đán có cách dán hoa điển hình trong Kinh kịch. (xem thêm tại:nghe thuat ve mat na kinh kich)

Kiểm phổ của hoa đán Ngu Cơ
Khuôn mặt trái xoan, cằm nhọn, lông mày cong, hốc mắt hình quả hạnh nhân và miệng nhỏ chúm chím như một bông hồng hàm tiếu là các khái niệm lý tưởng của vẻ đẹp nữ tính Trung Hoa, đều được thể hiện trên khuôn mặt của Ngu Cơ. Đặc điểm của một võ đán (vai nữ thuộc võ) được nhấn mạnh trên nét kẻ mày xếch lên cùng với đôi mắt lớn hơn thông thường. Nét thẩm mỹ điển hình này đến từ màu sắc hóa trang của khuôn mặt được thoa phấn trắng, đánh má hồng cùng hốc mắt màu hồng sậm hơn chứa bên trong đôi mắt được kẻ chì đen tinh xảo.

Ngu mỹ nhân (虞美人) bước ra từ lịch sử và đi vào Kinh kịch đẹp đẽ, nhẹ nhàng, tự nhiên tựa như nhành Ngu Mỹ Nhân Thảo chếnh choáng bởi chung rượu hồng nhan tri kỷ (4), thứ mỹ tửu tựa một niềm mơ ước thiên thu không những của những đấng quân vương mà còn của cả đàn ông nhân loại này.

Nhị tướng quân

Kinh kịch là loại hình nghệ thuật lấy biểu diễn làm trọng tâm, nó chủ yếu coi trọng những động tác hình thể và nhấn mạnh vào việc thưởng thức âm nhạc cùng những khúc hát thông tục và dễ hiểu như văn nói, hoàn toàn không trau chuốt văn chương và từ ngữ. Nhị tướng quân là một chiết tử hí - phân đoạn kịch, đặc trưng cho nhận định này. Chiết tử hí này thể hiện trận đại chiến vô tiền khoáng hậu, cực kỳ nổi tiếng trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung, giữa hai danh tướng Trương Phi và Mã Siêu lừng lẫy.

Mã Siêu và Trương Phi
Hầu như không có lời thoại, khán giả mãn nhãn với chiến bào lộng lẫy cùng một trận chiến khốc liệt được cặp kì phùng địch thủ múa bằng những động tác điêu luyện, một kết hợp hoàn hảo giữa vũ đạo và võ thuật của Trung Quốc.

Không khí chiến trận xuất hiện một cách dồn dập ngay từ lúc mở màn, khi cả hai diễn viên đều xuất hiện trong chiến bào với mũ linh soái đội trên đầu cùng bốn lá cờ khảo được coi như là dấu hiệu cho trạng thái sẵn sàng lâm trận (ngạnh khảo) trên vai.

Mã Siêu xuất hiện cùng điệu múa khiêu chiến với Trương Phi đang ở trong thành
La Quán Trung đã không tiếc lời mô tả và ước lệ hóa để Mã Siêu trở thành một vẻ đẹp gần như tuyệt mỹ của một trang nam tử trẻ tuổi. "Mã Siêu là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài, mình cưỡi con ngựa đẹp". Phục trang của Kinh kịch làm cho ngôn từ của La Quán Trung trở thành hình ảnh hiện thực, một hình ảnh đại diện cho hai chuẩn mực oai phong và mỹ miều của những vai tướng trẻ tuổi (Wusheng) trong Kinh kịch.
Phục trang và kiểm phổ của Mã Siêu
Phục trang của Mã Siêu là một sự kết hợp hài hòa giữa ba tông màu trắng, đen và xanh làm toát lên vẻ sang cả về cái đẹp của một công tử dòng dõi thế gia. Ở nhân vật này có sự kết hợp gần như là hoàn hảo của dung mạo, thể hình và phong độ. Khuôn mặt của Mã Siêu được hóa trang gần như trong đời thực với kiểu mặt trơn màu đỏ hồng kết hợp với điểm nhấn là hai vạch kẻ lông mày dựng đứng đại diện cho một võ tướng hiển hách oai phong. Phục trang và kiểm phổ tạo nên một Cẩm Mã Siêu - Mã Siêu Tuyệt Mỹ như một ước vọng lý tưởng về một trang nam nhi trong tâm tưởng Trung Quốc.

Trái với khuôn mặt khá đơn giản của Mã Siêu là kiểm phổ cực kỳ phức tạp của Trương Phi. Đây có lẽ là kiểm phổ đẹp và độc đáo nhất trong các kiểm phổ của Kinh kịch.
Phục trang và kiểm phổ của Trương Phi
Mặt của Trương Phi thuộc loại hoa kiểm (mặt hoa), dạng mặt chữ thập như của Hạng Vũ nhưng lại vẽ hình bướm. Màu mặt được xếp vào loại mặt đen do đường kẻ dọc giữa trán chia khuôn mặt làm hai nửa đối xứng có màu đen. Màu đen thể hiện tính cách khẳng khái, nóng nảy và bộc trực của những dũng tướng mà Trương Phi chính là đại diện điển hình.

Thật kỳ lạ rằng khán giả tuyệt nhiên không nghe tiếng động chạm của binh khí trong suốt phân đoạn kịch này. Hai hổ tướng có lúc đối kháng nhau nhưng có lúc lại như nhập làm một vào nhau trong vũ điệu nhịp nhàng mà cả hai cùng thể hiện.
Hình trên: đối kháng, hình dưới: đồng điệu
Chuyện kể rằng hai bên đã đấu hơn hai trăm ba mươi hiệp, từ trưa đến chiều, qua luôn cả buổi tối mà vẫn bất phân thắng bại. Những trận chiến cứ tiếp diễn lẫn nhau, sấn khấu ngập tràn những vũ điệu "tác" và "đả", những động tác thể hình xoay, chạy, nhảy lướt qua sân khấu một cách nhẹ nhàng và phô diễn hết mức vẻ đẹp của vũ điệu và trang phục. Hai mảnh "kháo" là tên gọi chiếc áo giáp của hai tướng quân này được tạo hình một cách tinh tế bên cạnh việc tôn lên vẻ uy dũng của nhân vật còn như một đạo cụ hỗ trợ nhằm tôn thêm vẻ đẹp mang đậm màu sắc võ thuật cho những bước dich chuyển của chân và thân.
Những màn múa đậm màu võ thuật
Hai nghệ sĩ còn tiếp tục thể hiện một hồi đấu tay không. Những xênh xang áo xống giờ nhường lại hết cho võ thuật đích thực. Một trắng, một đen, hai con hổ quần nhau trong âm thanh dập dồn của phách và trống. Có lúc sân khấu chỉ còn loáng thoáng hai cái bóng do tiết điệu quá nhanh, cứ tưởng như họ là hai cánh bướm đêm lúc ẩn, lúc hiện vậy.

Những trận đấu tay không
Kinh kịch bị ảnh hưởng bởi quan niệm về vẻ đẹp của Trung Hoa và cũng chính nó có nhiệm vụ xiển dương cái đẹp. Hai kiểm phổ của Mã Siêu và Trương Phi với sự tương phản tột cùng xuất hiện đồng thời trên sân khấu "không những không gượng gạo mà còn làm nổi bật nhau, thể hiện vẻ đẹp muôn màu, muôn vẻ của nghệ thuật hóa trang hí khúc".(5)
Sự tương phản giữa hai kiểm phổ của Mã Siêu và Trương Phi
Không hiểu sao Trương Phi, một dũng tướng tính tình thô lậu, rượu thịt tối ngày lại được các nghệ nhân Kinh kịch vẽ một kiểm phổ đẹp và tinh tế đến vậy. Người ta cho rằng nhân vật trương Phi trong hầu hết các vở Kinh kịch khác chỉ là vai hài nên khuôn mặt được vẽ hình con bướm một cách hài hước. Tuy nhiên trong vở Nhị Tướng Quân, Trương Phi là một viên tướng dũng mãnh và liều lĩnh chứ không buồn cười chút nào, vì vậy Shang Heyu (6), một Wusheng tài hoa của thế hệ diễn viên Kinh kịch ban đầu đã phải sáng tạo nên hoa kiểm đặc biệt cho Trương Phi và nó tồn tại như mọi người đang thấy. Có lẽ khi vẽ mặt Trương Phi kiểu này, Shang Heyu đã quán xét ông trong con người nghệ sĩ, một Trương Phi là bậc thầy của thư pháp và có biệt tài vẽ mỹ nhân. Quả thật hai phớt hồng ở hai bên má không thể không gợi liên tưởng vẻ nữ tính trong khuôn mặt đậm chất nam tính này.

Phiêu linh cùng Kinh kịch

Bồng bềnh trôi trong vũ đạo, dập dìu trôi trong réo rắt của thanh âm. Trung Hoa xưa, Trung Hoa của những giá trị chân, thiện, mỹ thật sự không ở đâu xa mà ở ngay trước mặt. Kinh kịch quả thật mang vẻ đẹp mê hồn mà tôi, một lữ khách lãng du chỉ muốn ghé qua chơi nhưng chẳng đặng đừng lui gót.

Có tao nhân nào không đắm trong lời rượu giãi bày của Ngu Mỹ Nhân, có mặc khách nào không tưởng về Cẩm Mã Siêu trang nhã? Có triết gia nào không nghĩ về Sở Bá Vương với tiếng thở dài cám cảnh cho nỗi vô thường của kiếp nhân sinh. Có họa gia nào không mơ về một tác phẩm để đời như cánh bướm điêu linh trên mặt Trương Phi Hổ Tướng? Kinh kịch có lẽ là những giấc mơ về lý tưởng của cuộc sống mà đời thực khó có thể thấy được của người Trung Quốc.
Cẩm Mã Siêu trong bạch y trên mình bạch mã
Cảnh Mã Siêu vận bạch y cỡi bạch mã rời khỏi đấu trường vào cuối chiết tử hí này thật sự gợi nhiều cảm xúc. Cái bóng trắng nổi bật trên nền đen giản đơn gần như thuần khiết của sân khấu gợi nhiều tới sự vô nghĩa của chiến chinh. Có vinh quang nào ở đằng sau những hào quang của chinh chiến?

Thôi những tự vấn về nhân sinh. Thôi những tự vấn về triết học. Vị cái đẹp và xiển dương cái đẹp có lẽ là động lực chính để Kinh kịch ra đời và phát triển. Cho dù ở trong mọi hình hài hay trong nhiều dạng thức, cái đẹp luôn là một và bất biến, luôn là một thách đố với thời gian như cách Kinh kịch đang đứng trong lòng Trung Hoa hiện đại.


Chú thích:

(1). Hai câu cuối của bài Cai Hạ Ca do Hạng Vương cảm khái thành thơ khi bị vây cùng đường ở thành Cai Hạ.

(2). Thành ngữ Trung Quốc có câu: 万字不到头, nghĩa đen là cả vạn chữ đều không có đầu nhằm mô tả cách nhiều chữ vạn nối tiếp nhau không dứt như thường thấy trong các họa tiết ở khung cửa hay ở chùa chiền, nhằm hàm ý về một sự tiếp nối không dứt của những điều tốt lành. Ba chữ vạn trên mặt Hạng Vũ ở đây lại mang nghĩa về một sự việc không có kết thúc, người ta chơi chữ bằng cách đặt chữ vạn (万) lên cái đầu (头) của Hạng Vũ.

(3) và (5). Chữ trích trong sách Kinh Kịch Trung Quốc, Tử Thành Bắc, NXB Tổng Hợp TP HCM. 2013

(4). Tương truyền sau khi Ngu Cơ chết đi, nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo".

(6). Shang Heyu (1873-1959) một nam nghệ sỹ Kinh kịch nổi tiếng chuyên đóng vai nam võ. Ông thường đóng chung với nam đán (nghệ sỹ nam đóng vai nữ) nổi tiếng là Mai Lan Phương, người sáng tác ra vở Bá Vương Biệt Cơ. Ngoài ra ông còn là thấy dạy kinh kịch tại trường dạy nghề kịch Trung hoa và trường kịch nghệ Thượng Hải.